Học tập đạo đức HCM

Kỳ 3: Xây dựng chợ nông thôn trước cơ hội mới

Thứ tư - 29/07/2015 05:05
Đề án phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng NTM đến năm 2020 vừa được HĐND tỉnh thông qua đã mở ra những cơ hội mới cho các địa phương huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Vấn đề đặt ra là ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương cần thực sự chủ động nắm bắt cơ hội, xây dựng môi trường truyền dẫn chính sách thuận lợi để thu hút đầu tư.

Nguồn lực xã hội hóa lối đi cho chợ Nầm

Sơn Châu là địa phương duy nhất của Hương Sơn được chọn về đích xây dựng NTM trong năm 2013. Theo báo cáo của BCĐ xây dựng NTM xã, sau 3 năm triển khai, đến thời điểm này, Sơn Châu đã hoàn thành 15/19 tiêu chí, 3 trong 4 tiêu chí còn lại sẽ được hoàn thành trong tháng 11/2013, riêng tiêu chí về chợ sẽ được hoàn thành trong tháng 12/2013, đồng thời với việc chợ Nầm được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng các tiêu chí về xây dựng NTM.

Tháng 8/2012, chợ Nầm do HTX Môi trường, thương mại tổng hợp Sơn Châu đầu tư xây dựng, với tổng vốn hơn 6 tỷ đồng. Công trình có quy mô hơn 100 ki-ốt trong nhà, khu vực kinh doanh buôn bán ngoài trời và các hạng mục phụ trợ trên diện tích xây dựng gần 4.000 m2. Chợ Nầm hiện là chợ nông thôn duy nhất được đầu tư, xây dựng theo hình thức xã hội hóa (XHH). Theo Bí thư Đảng ủy, Trưởng BCĐ xây dựng NTM Sơn Châu - Nguyễn Hòa, việc HTX Môi trường, thương mại tổng hợp đứng ra đảm nhiệm xây dựng và quản lý chợ không những giúp địa phương giải được bài toán khó về vấn đề huy động nguồn lực hoàn thành tiêu chí về chợ mà còn mở ra một hướng đi mới trong việc xây dựng cơ chế quản lý, điều hành chợ hiệu quả hơn.

Kỳ 3: Xây dựng chợ nông thôn trước cơ hội mới
Chủ đầu tư tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Nầm.

Theo Chủ nhiệm HTX Môi trường, thương mại tổng hợp Sơn Châu - Trần Quốc Lưu, mặc dù đơn vị mới thành lập, đang gặp khó khăn về vốn, tuy nhiên, bản thân ông và các thành viên trong HTX sớm nhìn thấy sức hấp dẫn của việc đầu tư xây dựng và khai thác chợ Nầm. “Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, chợ Nầm là địa chỉ kinh doanh, buôn bán sầm uất từ lâu và là trung tâm luân chuyển hàng hóa duy nhất của các xã vùng hạ huyện Hương Sơn. Bên cạnh đó, là sự đồng hành, ủng hộ của chính quyền các cấp nên HTX có điều kiện tập trung nguồn lực để thi công dự án“ - ông Trần Quốc Lưu chia sẻ.

Cũng theo ông Trần Quốc Lưu, bên cạnh những thuận lợi cơ bản thì quá trình đầu tư, vận hành chợ theo phương thức mới cũng gặp không ít trở ngại. Theo tìm hiểu của chúng tôi, không ít ý kiến của bà con tiểu thương còn lo lắng giá thuê mặt bằng ki-ốt, dịch vụ trong chợ sẽ tăng lên nhiều so với trước. Nếu HTX không tìm được tiếng nói chung với các tiểu thương thì vấn đề kêu gọi, vận động bà con vào hoạt động trong khu vực chợ sẽ rất khó khăn.

Ngoài ra, theo nhận định của Chủ nhiệm HTX Môi trường, thương mại tổng hợp Sơn Châu, được tiếng là trung tâm buôn bán của vùng hạ huyện Hương Sơn, nhưng quy mô hoạt động của các tiểu thương tại khu vực chợ Nầm còn nhỏ, nguồn cung ứng hàng hóa thiếu ổn định… Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây, không chỉ dừng ở chỗ xây dựng cơ chế quản lý, điều hành phù hợp mà việc hỗ trợ, nâng cao năng lực kinh doanh của các tiểu thương cũng hết sức quan trọng.

Động lực từ chính sách mới

Toàn tỉnh hiện có 155 chợ nông thôn trong tổng số 247 xã, thị trấn, chủ yếu là chợ hạng 3 và chợ tạm. Theo quy hoạch phát triển chợ, quy hoạch xây dựng NTM, đến năm 2020 sẽ có 187 xã quy hoạch chợ NTM, trong đó có 183 chợ phải xây mới hoặc nâng cấp, cải tạo. Bên cạnh ưu tiên hàng đầu cho việc thực hiện đầu tư cho các xã về đích NTM, từ nay đến năm 2015, tỉnh sẽ tập trung xây dựng các chợ đầu mối nông sản, chợ cửa khẩu biên giới, chợ trong khu kinh tế và chợ dân sinh. Mục tiêu đề ra là đến năm 2015, các xã điểm NTM đạt tiêu chí chợ theo quy định và xây dựng mới từ 3-5 chợ đầu mối nông sản, 1 chợ biên giới; đến năm 2020, tất cả các xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM, hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới 8 chợ đầu mối nông sản, các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

Để thực hiện được các mục tiêu này, một trong những giải pháp hàng đầu là tăng cường công tác XHH, đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực. Theo tính toán của ngành chức năng, tổng kinh phí để thực hiện các mục tiêu này là 732,5 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ các doanh nghiệp, HTX đầu tư theo hình thức XHH chiếm hơn 63%. Tuy nhiên, lộ trình vạch ra sẽ gặp không ít khó khăn bởi XHH xây dựng chợ nông thôn sẽ khó tìm nhà đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Trước hết là do phần lớn các chợ nông thôn nằm ở vùng ít lợi thế về vị trí thương mại nên chậm thu hồi vốn sau đầu tư. Theo quy hoạch cũ, các chợ hầu hết không đảm bảo diện tích khai thác, trong khi đó hiện đều nằm tại những vị trí trung tâm của địa phương, vì thế, nhà đầu tư sẽ gặp vướng mắc trong GPMB để mở rộng diện tích tại vị trí cũ, nhưng nếu chọn một địa điểm khác để xây dựng thì rất khó vận động người dân chuyển vào chợ mới. Khó khăn không kém là phần lớn tiểu thương lâu nay đều nặng tư tưởng được bao cấp trong kinh doanh ở các chợ do Nhà nước đầu tư. Cộng với năng lực kinh tế của tiểu thương ở chợ nông thôn còn hạn chế, môi trường giao thương chưa sôi động nên họ ngại bỏ tiền để mua ki-ốt và trả phí với số tiền cao hơn cho dù chợ mới khang trang và thuận tiện hơn.

Bài toán khó trong việc XHH đầu tư xây dựng chợ nông thôn có thể nhìn thấy rất rõ ngay ở nhóm xã về đích năm 2013 - những địa phương điển hình về phát triển KT-XH. Trong số 14 xã, chỉ 1 xã có chợ đạt tiêu chí chợ nông thôn theo quy định là Tùng Ảnh và 1 xã đang xây dựng chợ đạt chuẩn là Sơn Châu. Các xã còn lại đều chưa thể hoàn thành tiêu chí số 7 - chợ NTM trong năm 2013, nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa huy động được nguồn lực đầu tư.

Đề án phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng NTM với hệ thống giải pháp, chính sách lần đầu tiên được ban hành cho lĩnh vực thương mại nông thôn đang được triển khai thực hiện. Mức hỗ trợ đầu tư xây dựng và hỗ trợ chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo quyết định của UBND tỉnh khá lớn và trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương được quy định rõ trong đề án. Gắn với lộ trình xây dựng NTM, đây sẽ là động lực quan trọng giúp các địa phương kêu gọi nhà đầu tư chung sức thực hiện tiêu chí chợ thông qua hình thức XHH.

Mai Thuỷ - Ngô Tuấn
Theo baohatinh.vn

 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập377
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,595
  • Tổng lượt truy cập92,037,324
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây