Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp Hà Tĩnh tất bật với nhiều đơn hàng may xuất khẩu

Thứ ba - 16/06/2020 03:12
Thời điểm này, các cơ sở may gia công ở Hà Tĩnh đang tất bật với nhiều đơn hàng nội địa và xuất khẩu, công nhân phải tăng ca để đảm bảo tiến độ sản xuất.

Nhiều đơn hàng từ Mỹ, Nhật Bản

Đầu tháng 6 lại nay, chị Trần Thị Tình (xã Cẩm Minh – Cẩm Xuyên) cùng đồng nghiệp tại Công ty CP Sản xuất đầu tư và thương mại TAAD Hà Tĩnh (TP. Hà Tĩnh) lại bận rộn với những đơn hàng đến từ Mỹ và Nhật Bản.

1 65

Chị Trần Thị Tình cùng đồng nghiệp phấn khởi vì đợt này nhiều đơn hàng

Chị Tình chia sẻ: “Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công việc ít, lương vì thế cũng thấp hơn. Tuy nhiên, hơn 2 tuần nay, mọi dây chuyền đều vào nhịp sản xuất trở lại, thậm chí nhiều bộ phận phải sắp xếp để tăng ca tới 8 giờ tối. Anh chị em công nhân rất phấn khởi”.

Ông Hồ Văn Cát – Phó Giám đốc TAAD Hà Tĩnh thông tin: “Tháng 4 và tháng 5, ít đơn hàng, doanh thu đạt thấp, công ty phải tạm thời ngừng đóng bảo hiểm cho hơn 200 công nhân. Nhưng rất may tháng 6 này, tình hình sản xuất khởi sắc trở lại khi công ty nhận được 110 ngàn sản phẩm đi Mỹ và Nhật Bản. Số hàng này không chỉ hơn rất nhiều so với giai đoạn giãn cách xã hội mà còn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Thậm chí, có đối tác từ Hàn Quốc mời hợp tác nhưng công ty phải từ chối vì đã quá nhiều đơn. Hiện nay, có khoảng 340 công nhân sản xuất liên tục và để kịp tiến độ giao hàng, công ty đã bố trí tăng ca tại một số bộ phận”.

2 62

Sản phẩm của doanh nghiệp Hà Tĩnh đợt này chủ yếu là đồ bảo hộ lao động

Lý giải nguyên nhân đơn hàng dồi dào, Phó Giám đốc TAAD Hà Tĩnh cho biết, thời điểm này hàng hóa đã được thông quan, nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc đã được nhập khẩu trở lại và các đơn hàng ký kết trước đây bị gián đoạn thì nay đã được kết nối.

Hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động sẽ mang về nguồn thu lớn cho doanh nghiệp.

3 58

Công nhân Công ty CP May xuất khẩu MTV liên tục tăng ca để kịp tiến độ giao hàng

Khác với nhiều doanh nghiệp may mặc, ngay trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 phức tạp nhất, Công ty CP May xuất khẩu MTV (Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên) vẫn bận rộn với nhiều đơn hàng.

Ông Bùi Tất Thắng – Giám đốc công ty phấn khởi: “Với mặt hàng chủ lực là đồ bảo hộ lao động, ngay trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng thì đối tác Nhật Bản vẫn giữ đơn hàng ổn định. Từ đầu năm lại nay, nhiều thời điểm chúng tôi tăng ca liên tục để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Trung bình mỗi tháng doanh nghiệp xuất khoảng 25 ngàn sản phẩm, trị giá khoảng 1,6 tỷ đồng".

Mở thêm dây chuyền, tuyển thêm lao động

Với sản phẩm mang tính kỹ thuật, mỹ thuật cao nên lượng đơn hàng của Công ty CP May xuất khẩu MTV ngày càng dồi dào. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, cuối năm nay, công ty sẽ xây dựng giai đoạn 2 nhà máy sản xuất. Theo đó, mở thêm dây chuyền và tuyển thêm 60 lao động, nâng tổng số lao động lên 240 người.

4 54

Công ty CP May xuất khẩu MTV dự kiến tuyển thêm 60 lao động

Tương tự, TAAD Hà Tĩnh cũng đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo thêm lao động. Theo ông Hồ Văn Cát - Phó Giám đốc công ty, đầu tháng 7 doanh nghiệp sẽ bắt tay vào sản xuất trên 20 ngàn sản phẩm bảo hộ lao động theo đơn hàng của 1 doanh nghiệp Nhật Bản, với 4 dây chuyền. Để đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng sản phẩm, đơn vị dự kiến tuyển từ 50 - 70 người.

5 47

HTX May Trang Anh đang tuyển dụng và đào tạo thêm lao động

Không chỉ các doanh nghiệp mà một số HTX may gia công cũng đang có nhu cầu tuyển lao động. Bà Lê Thị Anh - Giám đốc HTX May Trang Anh (xã Thạch Hưng - TP. Hà Tĩnh) cho biết: “Sau giai đoạn giãn cách xã hội, hiện HTX đã kết nối may gia công cho các cơ sở, doanh nghiệp của TP. Vinh, Hà Nội… HTX đang tuyển và đào tạo thêm lao động để đáp ứng tiến độ các đơn hàng”.

Theo ghi nhận, hiện nay bên cạnh chú trọng đầu tư hạ tầng, máy móc hiện đại, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các doanh nghiệp, cơ sở may gia công ở Hà Tĩnh còn quan tâm tới các chính sách đãi ngộ để “giữ chân” người lao động lâu dài.

Theo Thu Phương - Phan Trâm/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay29,188
  • Tháng hiện tại108,692
  • Tổng lượt truy cập92,486,356
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây