Người chăn nuôi: Cầm cự Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Dũng ở ấp Bắc Sơn, xã Quang Trung (Thống Nhất) cho hay: “Những năm trước, giá heo hơi tuy có dao động nhưng chỉ trong thời gian ngắn rồi lại lên nên người chăn nuôi vẫn có thể cầm cự được. Năm 2012, do tác động của dịch bệnh, thông tin thịt lợn còn tồn dư chất tạo nạc đã đẩy giá heo hơi xuống thấp trong nhiều tháng liền mà không nhích lên nổi, chúng tôi càng nuôi càng lỗ. Tuy vậy, tôi vẫn phải bám nghề vì đã bỏ không ít tiền đầu tư xây dựng chuồng trại, dụng cụ phục vụ chăn nuôi cũng như mất nhiều công sức gây dựng 50 heo nái và 3.000 heo thịt đủ các lứa tuổi, bây giờ bỏ thì uổng lắm”. Ông Nguyễn Công Tuấn, chủ trang trại heo, gà tại xã Gia Tân II, Thống Nhất, cho hay: “Cơ sở chăn nuôi của tôi có tổng diện tích 3,7ha, diện tích chuồng trại hơn 2.000m2 nằm trong vùng quy hoạch khuyến khích chăn nuôi tập trung Tây Bạch Lâm. Tuy khó khăn nhưng gia đình vẫn cố gắng vay mượn và tìm mọi cách để duy trì hơn 50 heo nái, 200 heo thịt. Trước đây, chúng tôi còn nuôi khoảng 12.000 con gà thịt nhưng năm nay chăn nuôi khó khăn, giá lại thấp nên không thể kham nổi, đành bỏ gà để tập trung vốn nuôi heo”. Ông Bùi Văn Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Quang Trung cho hay, xã có khoảng 22.000 khẩu, chủ yếu theo nghề chăn nuôi. Những năm trước, nghề nuôi heo rất thuận lợi vì giá tương đối ổn định, đảm bảo có lãi, nhưng từ đầu năm 2012 đến nay, nuôi con gì cũng khó. Đặc biệt với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu vốn quay vòng thì càng nuôi càng lỗ. Trước thực trạng trên, một số trang trại, cơ sở phải chuyển sang chăn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài”. Nhằm giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững, UBND tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch trên địa bàn xã Quang Trung 3 khu khuyến khích chăn nuôi tập trung là: Lạc Sơn, Nguyễn Huệ và Lê Lợi với tổng diện tích hàng trăm hecta nhằm hạn chế tác động ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện cả 3 khu quy hoạch này chưa thật sự phát huy hiệu quả vì mạng lưới điện chưa có, hệ thống giao thông chưa được đầu tư, đi lại rất khó khăn, lầy lội, nhất là vào mùa mưa. Quy hoạch chăn nuôi tập trung, một giải pháp Trước thực trạng ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhưng chưa thật sự bền vững và có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, khó kiểm soát dịch bệnh, năm 2008, huyện Thống Nhất đã lập quy hoạch vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung thành 20 khu với tổng diện tích 2.341ha trên địa bàn 8 xã. Trong 4 năm qua, 20 khu này đã thu hút hơn 199 trang trại, cơ sở chăn nuôi đi vào hoạt động. Huyện Thống Nhất hiện có tổng đàn gia súc trên 182.000 con, gia cầm khoảng 1,2 triệu con, chim cút 1,3 triệu con. Trong 4 năm qua, trên địa bàn huyện không xảy ra bệnh dịch lớn nhưng do sản phẩm không tiêu thụ được, giá cả bấp bênh đã khiến nông dân không còn mặn mà với nghề. Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai nhấn mạnh, Đồng Nai là một trong những tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh, sản phẩm thịt hàng năm không chỉ đủ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp cho TP.Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, trong những năm qua, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ngành chăn nuôi, hiện tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh luôn duy trì ổn định, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Tuy nhiên, muốn đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững, chúng tôi đã quy hoạch 139 khu khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung gắn liền với giết mổ tập trung.Chúng tôi cũng đang tìm cách tháo gỡ khó khăn, đưa ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh phát triển một cách bền vững”.
Hữu Danh Nguồn:kinhtenongthon.com.vn | |||
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã