Học tập đạo đức HCM

Hơn 1.300 tỷ đồng “cứu” đồng muối

Thứ năm - 14/03/2013 02:37
Để cứu đồng muối công nghiệp lớn nhất Việt Nam mang tên Quán Thẻ khỏi bị “dậm chân tại chỗ” vì vướng mắc do khâu giải phóng mặt bằng và gây hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Ninh Thuận vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ “rót” thêm gần 1.000 tỷ đồng để tháo gỡ những khó khăn và tiếp tục triển khai các tiểu dự án...

Chậm vì gây ô nhiễm

Theo tờ trình ngày 12-3 của Bộ NN-PTNT vừa gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, gọi tắt là dự án muối Quán Thẻ (Ninh Thuận) thì đây là dự án sản xuất muối công nghiệp lớn nhất nước ta từ trước đến nay, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng từ năm 1999. Do nhiều năm nay, Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu muối ngoại về để phục vụ sản xuất công nghiệp hóa chất và y tế nên để chủ động nguồn cung muối chất lượng cao ngay từ trong nước, Chính phủ đã quyết định đầu tư cho dự án muối Quán Thẻ. 

Sau đó, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Tổng Công ty Muối bắt tay triển khai, trước mắt là đầu tư xây dựng khu tiểu dự án phòng chống lũ và cấp nước biển ở khu phía Đông đường sắt Bắc Nam (gần biển) để thử nghiệm sản xuất muối. Từ năm 2000 đến năm 2005 đã cơ bản đầu tư xong hệ thống công trình tiêu, phòng lũ và cấp nước biển kể trên bằng vốn ngân sách. Nhưng do Tổng Công ty Muối gặp khó khăn về tài chính nên Bộ NN-PTNT đã lựa chọn nhà đầu tư mới là Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long để tiếp tục xây dựng đồng muối Quán Thẻ. 

Thế nhưng, nghịch lý xảy ra khi kể từ năm 2008, Công ty Hạ Long cho bơm nước biển để thi công nội đồng đồng muối và bắt đầu sản xuất muối (từ tháng 3-2009) gây ra tình trạng nhiễm mặn không khí, đất, nguồn nước ở các thôn Quán Thẻ 1, 2, 3, 4, 5 và Lạc Tiến thuộc xã Phước Minh (Thuận Nam, Ninh Thuận). Đỉnh điểm là vào tháng 7-2012 vừa qua, hàng trăm hộ dân đã kéo tới trụ sở Công ty Hạ Long và Ban Quản lý dự án muối Quán Thẻ để phản đối việc môi trường bị ô nhiễm nặng nề, hàng trăm giếng nước ngọt của người dân bị nhiễm mặn buộc phải bỏ hoang. Đồng ruộng cũng bị nhiễm mặn, không trồng trọt được, trong khi mới chỉ có một phần của dự án cánh đồng muối đưa vào hoạt động. Bà con yêu cầu chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại nhưng không được. Không chỉ vậy, dự án đồng muối còn 293ha đất của 73 hộ dân sở tại có công khai hoang cần phải đền bù giải phóng mặt bằng. Vì vậy, quá trình triển khai liên tục xảy ra khiếu kiện, ngăn cản thi công và sản xuất muối.


Phát sinh thêm gần 1.000 tỷ đồng

Trước tình hình trên, năm 2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo điều chỉnh dự án đồng muối Quán Thẻ theo hướng không mở rộng thêm diện tích 564ha ở phần phía Tây đường sắt Bắc Nam. Đồng thời, ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục đền bù giải phóng mặt bằng cho 447ha đất còn lại của dự án, hoàn thiện khu tái định cư thôn Quán Thẻ 2, hỗ trợ khó khăn cho các hộ dân với mức bình quân 100 triệu đồng/ha, hỗ trợ nhiễm mặn cho 889 hộ dân vùng dự án. Phó Thủ tướng cũng cho phép UBND tỉnh Ninh Thuận lập dự án di dân và xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư cho hơn 200 hộ dân vùng trũng bị nhiễm mặn bằng ngân sách trung ương hỗ trợ theo kế hoạch vốn 2013-2015. 

Từ cơ sở trên, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành rà soát, điều chỉnh lại nội dung và tổng mức đầu tư của dự án muối Quán Thẻ. Bộ NN-PTNT đề nghị tiểu dự án xây dựng đồng muối vẫn giao cho Công ty Hạ Long thực hiện. Đồng thời, từ tổng mức vốn đầu tư ban đầu theo kế hoạch là 330 tỷ đồng để xây dựng khu công nghiệp muối Quán Thẻ, Bộ NN-PTNT đã đề nghị điều chỉnh lại tổng mức đầu tư dự án lên hơn 1.343 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là hơn 812 tỷ đồng, còn lại 531 tỷ đồng là của Công ty Hạ Long) và tổng diện tích cánh đồng muối cũng “rút” từ 3.000ha xuống chỉ còn 2.549,56ha (bao gồm cả hai bên Đông và Tây đường sắt Bắc Nam). Khoản tiền trên sẽ dùng bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, khắc phục nhiễm mặn và đầu tư hiện đại hóa sản xuất muối công nghiệp...

 

Nguồn: SGGP

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm315
  • Hôm nay23,274
  • Tháng hiện tại201,841
  • Tổng lượt truy cập90,265,234
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây