Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá tra theo quy trình VietGAP, hướng đi tất yếu

Thứ năm - 23/08/2012 21:25
Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nuôi cá tra theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông dân, doanh nghiệp tăng giá trị cho con cá tra thương phẩm, đảm bảo lợi ích cho người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu.
 
Cần thiết phải mở rộng vùng nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Lỗ nặng

Nuôi cá tra ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tạo việc làm cho 1 triệu lao động tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, năm 2012 và trong thời gian tới, ngành sản xuất cá tra nói riêng và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nói chung phải chuẩn bị ứng phó với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là vấn đề tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Theo KS.Lê Thị Ngọc Anh, Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ, việc sản xuất chạy theo phong trào dẫn đến "dội chợ rớt giá" là bài học không mới đối với nông dân. Tuy nhiên, vì cái lợi trước mắt mà nhiều hộ nuôi dường như "cố tình" quên điều đó, ồ ạt mở rộng thêm diện tích ương cá tra giống. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá tra giống sụt giảm liên tục. Quý II/2012, giá cá tra giống giảm đến 50% so với quý I/2012, trong khi giá thành sản xuất cá tra giống tăng cao, khoảng 24.000 - 26.000 đồng/kg. Điều này làm cho người ương nuôi cá tra giống bị thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn trong việc tái đầu tư.

Không chỉ cá tra giống gặp khó, giá cá tra thương phẩm cũng giảm liên tục. Ông Nguyễn Văn Nuôi ở ấp Nhì, xã Tân Hùng (Tiểu Cần - Trà Vinh) cho biết, năm 2011, gia đình thu hoạch được 24 tấn cá tra, lợi nhuận khá; năm nay thả khoảng 50.000 con giống, ước thu được trên dưới 40 tấn. Tuy nhiên, nếu giá cá tra vẫn giữ như hiện nay (21.000 - 22.000 đồng/kg) thì gia đình lỗ 120-160 triệu đồng.

Ông Bùi Văn Sáu ở ấp Vàm Đình, xã Ninh Thới (Cầu Kè - Trà Vinh) chia sẻ: "Nếu giá cá tra vẫn như hiện nay thì cầm chắc lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg, chưa kể trả nhân công lao động, nhưng nếu không nuôi thì biết làm gì bây giờ. Chúng tôi chỉ mong các ngành chức năng có những chính sách hỗ trợ kịp thời để người dân giảm bớt khó khăn".

Chị Nguyễn Thị Kim ở Cồn Khương (Cần Thơ) than thở: "Chưa năm nào người nuôi cá tra khốn khó như năm nay. Phải chi vụ rồi tôi nghe ông nhà cho thuê hết 5 ao nuôi thì bây giờ không phải sống trong tâm trạng ngồi trên đống lửa. Cứ mở mắt ra là phải lo tiền lãi ngân hàng, tiền thức ăn, nhân công. Cái gì cũng tăng, chỉ có giá cá là giảm".

Lý giải vì sao cá tra nguyên liệu rớt giá, nhiều ý kiến cho rằng, do doanh nghiệp chế biến không vay được vốn ngân hàng nên không có tiền mua cá, trong khi nợ trước vẫn chưa trả được cho người nuôi. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu buộc phải bán phá giá để xoay vòng. Đây cũng là hậu quả của việc phát triển nghề nuôi cá tra quá nóng thời gian qua.

Nuôi theo VietGAP để tăng giá trị

Bà Nguyễn Thị Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp - QUACERT cho rằng, có một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam là người sản xuất nông nghiệp không muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản an toàn vì chi phí cao, sản phẩm kém hấp dẫn về hình thức và khó bán được với giá cao hơn so với sản phẩm không an toàn, trong khi người tiêu dùng lại cho rằng, họ sẵn sàng trả giá cao nếu biết sản phẩm mình mua thực sự an toàn.

Ông Văng Đắt Phuông, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho hay, Việt Nam có nhiều bộ tiêu chuẩn nuôi cá tra theo hướng bền vững (BMPs, GlobalGAP, ASC, SQF-1000…). Tuy nhiên, mỗi thị trường tiêu thụ lại có yêu cầu chứng nhận khác nhau như thị trường Tây Âu, Hoa Kỳ yêu cầu sản phẩm phải dán nhãn GlobalGAP, các nước Bắc Âu lại yêu cầu đạt chứng nhận ASC, trong khi đó thị trường Đông Âu và châu Phi lại không cần chứng nhận nuôi trồng thủy sản bền vững... Vấn đề này đã gây nhiều khó khăn cho người nuôi cá tra và các cơ quan quản lý địa phương. Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang gặp khó khăn trong việc định hướng cho nông dân áp dụng tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững nào có hiệu quả cao nhất.

Những năm gần đây, một số tỉnh như An Giang, Tiền Giang… đã mạnh dạn thực hiện các dự án thí điểm áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn SQF 1000CM cho vùng nuôi cá tra với diện tích hàng chục hecta, chi phí hàng tỷ đồng, nhưng đều không đem lại kết quả vì hệ thống chứng nhận này không được các thị trường chấp nhận rộng rãi và giá bán chẳng khác gì so với cá nuôi bình thường, trong khi chi phí cao hơn đến 30%.

Để giải quyết những bất cập trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành bộ tiêu chuẩn VietGAP dành riêng cho cá tra. Bộ tiêu chuẩn này có đầy đủ những yêu cầu nuôi thủy sản bền vững của các bộ tiêu chuẩn quốc tế khác và đã được nhiều thị trường tiêu thụ chấp nhận. Đồng thời, chi phí cho sản xuất VietGAP cũng thấp hơn so với các bộ tiêu chuẩn trước đây. Chính vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP sẽ là giải pháp hữu hiệu đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL trong tương lai.

Quang Minh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập562
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,663
  • Tổng lượt truy cập93,114,327
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây