Học tập đạo đức HCM

Bán ô tô, bỏ nhà hàng, đầu tư nông nghiệp

Thứ năm - 20/12/2012 02:15
Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tự hào khoe với PV NNVN rằng đầu tư nông nghiệp hiện nay là nhất, chưa bao giờ phong trào đầu tư nông nghiệp lại phát triển mạnh ở Lục Ngạn như thời điểm này. Người ta sẵn sàng bán ô tô, bỏ làm dịch vụ nhà hàng để đi làm nông nghiệp. Chỉ sau vài năm huyện Lục Ngạn đã xuất hiện thêm nhiều nông dân “đại gia” thu lợi bạc tỉ.

Đầu tư tiền tỉ vào sản xuất nông nghiệp nhưng các chủ trang trại đã gỡ hòa vốn sau vụ thu hoạch đầu tiên

Chủ nhà hàng đi trồng cam

Có nhà vườn ở Văn Giang (Hưng Yên) từng nói đùa rằng “bao giờ Lục Ngạn mới trồng nổi cây cam đường Canh”. Câu nói ấy khiến không ít nông dân Lục Ngạn suy nghĩ. Cam Canh vốn khó tính, khó trồng thật nhưng đâu phải cứ khó thì dân Lục Ngạn không làm được? Chuyện đời thay đổi. Ba năm nay, nông dân Văn Giang chỉ sản xuất giống cam Canh để bán lên Lục Ngạn và ở Lục Ngạn thì ai cũng biết trồng cam. Đừng nói đến nông dân, ngay cả một ông chủ nhà hàng hay một lái xe chuyên nghiệp cũng đều nắm vững kĩ thuật trồng, chăm sóc, đảm bảo cây cam Canh ra quả loại 1.

Vốn là chủ một nhà hàng có tiếng ở thị trấn Chũ nhưng cách đây ba năm, trong một lần xuống thăm 1 trang trại trồng cam đường Canh dưới Hưng Yên, ông Trịnh Sư Hòa đã bị thuyết phục bởi lợi nhuận của giống cây ăn quả có tiếng này. Trở về, ông bàn với vợ ý định đầu tư mua đất làm nông nghiệp. Ý tưởng làm nông của ông Hòa lập tức bị cả gia đình phản đối bởi ai cũng hiểu nông nghiệp vừa vất vả, vừa rủi ro và đặc biệt ít lợi nhuận.

Xưa nay người ta chỉ nghĩ đến chuyện “ly nông” chứ chả ai đang sống nhàn nhã, sung túc như ông Hòa lại có quyết định ngược đời, lao vào ruộng vườn, cây trái. Nhưng cái tính đã thích là làm của ông Hòa vốn chưa bao giờ suy chuyển nên dù ai nói ngược, nói xuôi ông vẫn không từ bỏ ý định mua đất làm nông nghiệp. Với quyết tâm đó, ông Hòa đã bán chiếc xe ô tô 4 chỗ lấy tiền rồi đầu tư hơn 450 triệu đồng mua 2 ha đất ở khu vực hồ Bầu Lầy (xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn), thuê máy xúc về cải tạo lại vườn bãi để trồng cam.

Khởi nghiệp, ông trồng 2.000 cây cam đường Canh; 500 cây cam Vinh, nghìn cây chanh đào và đầu tư luôn một hệ thống tưới nước tự động. Sau 3 năm, tổng kinh phí đầu tư của ông vào nông nghiệp đã trên 1 tỉ đồng. Năm nay là vụ cam Canh đầu tiên được thu hoạch, nhưng ông Hòa áng chừng sản lượng cam trong vườn phải đạt từ 15 - 20 tấn quả. May mắn hơn, trong 3 năm qua giá cam liên tục nhích lên từ 25, 35, 45 rồi lên tới tận 65 ngàn đồng/kg. Nếu bán rẻ ở giá 60 ngàn đồng/kg thì chỉ trong một vụ cam đầu ông Hòa đã có thể thu hồi toàn bộ vốn cả tiền đầu tư đất đai, công nghệ, cây giống. Thắng đậm! Như vậy, chỉ sau 3 năm đầu tư nông nghiệp ông Hòa đã lãi “trắng” một trang trại rộng 2 ha. Từ vụ sau trở đi nếu giá cam có rẻ bằng nửa năm nay thì ông Hòa vẫn chắc chắn thu lợi nhuận ròng.

Lái xe trở thành chủ trang trại

Mặc dù làm nghề lái xe vận tải, không phải là người có kinh nghiệm kinh doanh như ông Hòa nhưng đổi lại ông Đặng Văn Tiến, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn lại thường xuyên giao lưu với các thương lái nên sớm nhận biết rằng đầu tư nông nghiệp hiện đang là thời cơ để phát tài.

Năm 2007, khi đến các tỉnh Hưng Yên và Hà Tây (cũ), ông Tiến đã thấy các chủ vườn nơi đó sản xuất cam đường Canh rất hiệu quả nên đầu năm 2008, ông Đặng Văn Tiến đã quyết định bán xe ô tô đi, lấy tiền mua hơn 1,4 ha đất ở thôn Đức Chính - Thanh Hải rồi thuê máy xúc về đào 7 sào ao nuôi cá, cải tạo lại vườn tạp, đầu tư thêm hàng trăm triệu đồng để mua cam Canh, bưởi Diễn về trồng. Năm ngoái, gia đình ông Tiến cũng thu hoạch khoảng 20 tấn cam, bán giá chưa được 40 ngàn đồng/kg nên chỉ được trên 700 triệu đồng, trừ chi phí thì tiền cam cho thu lãi 600 triệu đồng. Cộng thêm các khoản thu nhập từ bưởi, từ cá, vịt…, lợi nhuận của trang trại cũng đạt xấp xỉ 1 tỉ đồng.

Tuy nhiên, năm nay giá cam Canh cao gấp rưỡi nên chỉ tính riêng lợi nhuận từ trồng cam gia đình ông Tiến đã có hơn 1 tỉ đồng, thu nhập vượt xa so với năm ngoái. Liên tục thành công trong đầu tư nông nghiệp, gia đình ông Tiến lại đầu tư thêm 900 triệu mua 3,5 ha đất tại xã Kiên Thành để mở rộng sản xuất.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay21,483
  • Tháng hiện tại176,456
  • Tổng lượt truy cập92,554,120
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây