Học tập đạo đức HCM

Chuẩn bị vườn cam sành nghịch vụ

Thứ ba - 31/07/2012 05:01
Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…

Để việc sản xuất đạt hiệu quả hơn người làm vườn cần chú ý các khâu như chọn giống, trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh chính và nhất là biết cách chăm sóc điều khiển cây cam sành ra hoa, kết trái nghịch vụ nhằm thu lợi nhuận cao.

Lưu ý chọn giống tốt để tránh nhiều bệnh nguy hiểm thường gặp trên cam sành.

 

Chọn giống: Cam sành có chu kỳ kinh doanh lâu dài và có những bệnh nghiêm trọng có thể lưu truyền từ cây giống làm cho hiệu quả sản xuất kém nên nhà vườn khi quyết định trồng giống gì cần tham khảo tư vấn từ các nhà chuyên môn có kinh nghiệm và chọn mua cây giống sạch bệnh từ các trung tâm, viện nghiên cứu… có uy tín để phòng tránh bệnh hại. Cần chuẩn bị đất, lên liếp, bón phân từng hố và trồng cây con đúng kỹ thuật.

 

Chăm sóc tưới nước thường xuyên kết hợp xới xáo cho cây phát triển tốt. Vườn mới trồng nên kết hợp trồng xen các cây họ đậu, cây ngắn ngày, rau… cho thêm thu nhập và sử dụng đất hiệu quả hơn.

 

Bón phân hàng năm tùy theo tuổi cây. Từ 1 - 3 năm: Phân chuồng (hữu cơ) 5 - 7kg + 0,2 - 0,3kg urea + 0,5 - 0,7kg super lân + 0,2kg kcl. Từ 4 - 6 tuổi: 7 - 10kg phân chuồng + 0,5 - 0,6kg urea + 0,8 - 1,2kg super lân + 0,3kg kcl. Từ 7 - 8 năm trở đi: 10 - 15kg phân chuồng + 0,8 - 1kg urea + 1,2 - 1,5kg super lân + 0,5kg kcl.

 

Thời gian bón chia làm 4 đợt trong năm. Cách bón: Bón quanh tán cây theo vành mép tán bằng cách đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Trộn đều các loại phân xong cho vào rãnh lấp kín đất, ủ rơm giữ ẩm và tưới nước ngay cho phân ngấm vào đất. Phòng trừ sâu bệnh chính: Rầy chổng cánh là đối tượng sâu quan trọng truyền bệnh vàng lá greening cho cam sành.

 

Để trừ rầy dùng các loại thuốc Bassa, Applaud, Mipcin phun các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần khi cần thiết. Đối với các rầy rệp mềm, rệp sáp, sâu vẽ bùa… theo kinh nghiệm, khi cam sành ra đọt non sử dụng nước rửa chén Sunlight pha 200ml/bình 16 lít nước, xịt trừ rất có hiệu quả lại rẻ tiền, không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại đến các loài thiên địch có ích.

 

(còn tiếp)

 

Theo Tư vấn nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại813,385
  • Tổng lượt truy cập88,168,455
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây