Học tập đạo đức HCM

Chuyên nghiệp hóa vùng rau

Chủ nhật - 09/11/2014 21:22
Với lợi thế gần thị trường tiêu thụ nội đô, hơn 10 năm nay nhiều vùng ngoại thành Hà Nội đã chuyển hẳn từ cấy lúa sang trồng rau quanh năm.

Nhờ nguồn thu nhập, việc làm ổn định mà các dịch vụ phụ trợ trồng rau cũng được chuyên nghiệp hóa.

TRỒNG LÚA CHỈ ĐỂ HẠN CHẾ SÂU BỆNH

Xã Tiên Dương, huyện Đông Anh là một trong những vùng trồng rau lớn của Hà Nội với quy mô trên 100 ha. Được hình thành cách đây gần 20 năm nên bà con nơi đây giờ trồng lúa chỉ với mục đích để hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp trên rau.

Các loại rau phổ biến, chủ lực được trồng tại Tiên Dương hiện nay là: su hào chính và trái vụ, dưa, ớt ngọt, bí ngồi, đậu bắp…

Ông Đỗ Duy Chuyên - Phó Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Tiên Dương cho biết: Mùa nào thức ấy, hè su hào trái vụ, dưa, ớt ngọt, đông su hào chính vụ, đậu bắp, bí ngồi… nên Tiên Dương có rau cung cấp ra thị trường quanh năm.

Tiên Dương hiện có khoảng 32 hộ chuyên nghiệp làm nghề thu mua rau của người dân đem bán buôn tại các chợ đầu mối với sản lượng ổn định khoảng 30 - 50 tấn/ngày.

Bên cạnh đó, một số hộ trước làm rau nay quay sang nghề thu mua phân gà từ các trang trại chăn nuôi về ủ bán cho các hộ trồng rau.

Số khác lại đi khắp nơi gom tro rơm rạ để phối trộn với phân gà bón lót cho rau nên giờ người trồng rau ở Tiên Dương chỉ cần một cuộc điện thoại là vật tư được chuyển đến tận bờ ruộng, không thiếu thứ gì.

Ngoài việc hình thành nên các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp ổn định, ở Tiên Dương bắt đầu hình thành nên những nhóm hộ chuyên đi thầu làm đất thuê.

Trước đây, mỗi vụ rau các hộ phải huy động họ hàng, bạn bè làm đất bở hơi tai mới kịp thời vụ. Nay, chỉ cần bỏ ra một khoản tiền hợp lí, nhóm làm đất dịch vụ đến cày bừa, lên luống nhanh như chớp, chủ nhà chỉ việc đem hạt giống hoặc cây con đến trồng.

Hà Nội đang bắt đầu có làn sóng lần thứ 2 các DN tham gia xây dựng chuỗi phân phối, tiêu thụ rau an toàn nên thúc đẩy hình thành những vùng rau chuyên cung ứng hàng cho DN như Duyên Hà (Thanh Trì), Lĩnh Nam (Hoàng Mai), Thanh Đa (Phúc Thọ)... Nhờ vậy, thị trường rau Thủ đô ngày một phong phú, đa dạng hơn.

Theo ông Đỗ Duy Chuyên, từ ngày hình thành nên các dịch vụ phụ trợ đi kèm nghề trồng rau tại Tiên Dương thuận lợi, nhàn nhã hơn rất nhiều. Qua đó, giúp xuống giống kịp thời vụ, hạn chế được sâu bệnh, tiết kiệm được nhân công, chi phí nên người dân làm được nhiều diện tích hơn, chất lượng rau qua đó cũng được nâng lên rõ rệt.

“Đa phần thanh niên giờ đều đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, chỉ còn lại người già và trẻ em ở nhà nên không đủ sức để tự làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch rau quanh năm.

Nếu không có đội ngũ làm dịch vụ phụ trợ chuyên nghiệp như tại Tiên Dương hiện nay, rất khó để hình thành nên vùng rau quy mô lớn”, Phó Chủ nhiệm HTX DVNN Tiên Dương Đỗ Duy Chuyên tâm sự.

KHÔNG LO ĐẦU RA

Nếu như tại Tiên Dương (Đông Anh) hình thành nên các dịch vụ phụ trợ cho người trồng rau gần như khép kín thì tại HTX Rau an toàn Văn Đức (Gia Lâm), người làm rau chỉ việc lo trồng, khâu phân phối, tiêu thụ được HTX Rau an toàn Văn Đức đảm nhiệm.

Anh Nguyễn Văn Minh - Chủ nhiệm HTX Rau an toàn Văn Đức chia sẻ: Với diện tích trên 250 ha, Văn Đức hiện là vùng trồng rau lớn nhất TP Hà Nội khi cung cấp cho các chợ đầu mối, nhà hàng, bếp ăn tập thể và xuất khẩu 70 - 80 tấn rau/ngày.

Được biết, trước đây việc tiêu thụ rau tại Văn Đức mạnh ai nấy làm, bị tư thương ép giá, chất lượng sản phẩm không đồng đều do thiếu người hướng dẫn, định hướng, thương hiệu rau Văn Đức gần như không được người tiêu dùng biết tới.

Nhưng từ ngày đầu ra của sản phẩm được HTX Rau an toàn Văn Đức đảm nhiệm, rau bán ra thị trường luôn nhỉnh hơn các vùng khác vài giá do chất lượng đồng đều. Rau Văn Đức dần trở nên có thương hiệu, được Sở NN-PTNT Hà Nội và Bộ NN-PTNT quy hoạch thành vùng SX rau an toàn cho Thủ đô.

Qua đó mới thấy, việc hình thành nên những HTX đại diện cho hàng trăm hộ dân làm công tác hoạch định, phân phối, tiêu thụ rau và cung ứng dịch vụ vật tư là hướng đi mới mà ngành nông nghiệp TP Hà Nội rất nên lưu ý nghiên cứu.

Ông Nguyễn Duy Hồng - Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết: Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ hình thành những HTX/tổ hợp tác làm dịch vụ BVTV tại các vùng rau. Thay vì để người dân tự mua thuốc, tự phun thì sẽ có đơn vị có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm lo công tác sâu bệnh cho người trồng rau. Nếu phát hiện ruộng rau nhà mình có vấn đề, nông dân chỉ việc thông báo và nhiệm vụ còn lại do HTX/tổ hợp tác BVTV đảm nhiệm.

 

NGUYÊN HUÂN
Theo: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay38,353
  • Tháng hiện tại164,915
  • Tổng lượt truy cập85,071,951
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây