Học tập đạo đức HCM

Chuyện về một triệu phú

Thứ hai - 29/10/2012 04:45
Bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, tay chân teo liệt không đi lại được nhưng với ý chí dám nghĩ, dám làm, vượt lên số phận, anh Chu Đình Kế ở thôn Trung, xã Đồng Than (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã trở thành triệu phú nhờ nghề chăn nuôi gà.

Hàng ngày anh Kế vẫn tự chăm sóc đàn gà.

Về xã Đồng Than, hỏi thăm anh Kế ai cũng biết. Họ nói về anh bằng niềm cảm phục một tấm gương biết vượt khó, làm kinh tế giỏi. Không những thế, anh còn là người mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây.

Chiến tranh và chất độc da cam đã lấy đi bao ước mơ hoài bão của chàng thanh niên Chu Đình Kế. Khi mới lọt lòng, anh đã bị dị tật bẩm sinh, chân tay co quắp, dần dần teo liệt. Bao tiền của trong nhà cứ thế “đội nón ra đi” với hy vọng chạy chữa để anh có tay chân lành lặn. Nhưng kết quả chỉ là những cái lắc đầu của bác sĩ.

Cũng từ đó, chiếc xe lăn trở thành người bạn “bất ly thân” của Kế. Nhưng là người có hoài bão và tính tự lập, Kế không muốn nhận ánh mắt thương cảm của mọi người xung quanh, càng không muốn là gánh nặng cho gia đình. Bị liệt, nhưng bù lại, anh có đôi mắt rất sáng, trí óc thông minh. Ngay từ nhỏ, Kế đã ấp ủ ước mơ làm giàu bằng chính… đôi tay của mình.

Không tự đi lại được, Kế nhờ người thân, bạn bè chở đi tham quan những mô hình chăn nuôi ở các vùng lân cận. Nhận thấy gà Đông Tảo vừa dễ nuôi, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, khi đã tích lũy được ít kinh nghiệm, anh quyết tâm làm trang trại chăn nuôi cho riêng mình.

“Lúc đầu, mọi người trong gia đình đều kịch liệt phản đối, ai cũng bảo người khỏe mạnh chăn nuôi đã khó, nói gì đến người tàn tật. Phải mất một tháng nài nỉ, thuyết phục, trước sự quyết tâm của tôi, gia đình cũng dần ủng hộ”, Kế chia sẻ.

Năm 2000, nhờ sự giúp đỡ của người thân, Kế đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi gà Đông Tảo. Từ quy mô vài chục con, anh tích lũy vốn và từng bước mở rộng quy mô, có thời điểm anh nuôi hàng nghìn con. Mọi công việc chăm sóc gà anh đều tự tay làm.

Do chưa có kinh nghiệm, năm 2003, trang trại của Kế bị dịch bệnh, chết hàng trăm con gà, gần như sạch đàn. Không chịu khuất phục, Kế bàn với gia đình thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng, tiếp tục mua con giống, mở rộng chăn nuôi. Trời không phụ công người, lứa gà sau, Kế “trúng” lớn, trừ chi phí, anh lãi hơn 30 triệu đồng.

Hiện, gia đình anh Kế nuôi tới vài trăm con, thu nhập 200 - 250 triệu đồng/năm. Nhờ chăn nuôi giỏi, cuộc sống của gia đình anh ngày một khấm khá. Ngôi nhà cao tầng cũng được anh xây mới, thay thế ngôi nhà cấp 4 lụp xụp trước kia. Bên cạnh đó, anh mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng lò ấp trứng và mở đại lý bán cám, vừa phục vụ cho việc chăn nuôi của gia đình, vừa phục vụ bà con trong thôn.

Người dân thôn Trung thấy gương anh Kế tật nguyền mà làm kinh tế giỏi nên rất nể phục và học hỏi làm theo. Từ mô hình chăn nuôi của Kế, giờ đây thôn Trung có hàng trăm hộ làm giàu từ chăn nuôi gà.

Là người được Kế dìu dắt, giờ đây, trang trại của gia đình anh Chu Đình Thiên nuôi tới 2.000 con gà, thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Anh Thiên cho biết: “Khi biết tôi muốn học cách làm giàu, anh Kế vui vẻ ủng hộ. Không quản nắng mưa, hễ tôi cần là anh Kế lại lăn xe đến giúp. Nếu không có sự nhiệt tình của anh thì gia đình tôi chẳng được như ngày hôm nay”.

Thôn Trung có 141 hộ thì có trên 100 hộ nuôi gà theo hình thức trang trại, gia trại, trong đó, có 40 hộ nuôi trên 2.000 con. Thu nhập bình quân đạt trên 100 triệu đồng/hộ/năm.

Ông Đỗ Thành Đoàn, Trưởng thôn Trung cho biết: “Anh Kế là tấm gương làm kinh tế giỏi, xứng đáng để mọi người học tập. Anh là người đi đầu trong việc đưa giống gà Đông Tảo về địa phương. Nhờ vậy, thôn hiện có khoảng 50 hộ trở thành triệu phú từ nuôi gà”.

Tuy gặp khó khăn trong đi lại nhưng bất kỳ ai cần sự giúp đỡ trong chăn nuôi, Kế đều vui vẻ nhận lời. Bởi theo anh, hạnh phúc nhất là được giúp đỡ mọi người xung quanh. Kế chia sẻ: “Số phận đã không cho mình đôi tay, đôi chân lành lặn, nhưng không được đánh mất ý chí và niềm tin. Bởi mất ý chí là mất tất cả”.

Với tinh thần vượt khó làm giàu, biết giúp đỡ mọi người, Kế luôn nhận được sự cảm phục và yêu mến của người dân. Anh đã từng được biểu dương về tấm gương vượt khó làm kinh tế giỏi của huyện Yên Mỹ.

Nhìn cơ ngơi khang trang của anh, chúng tôi thầm cảm phục ý chí, khát vọng của người nông dân này và hy vọng, anh luôn thành công với những dự định lớn lao phía trước.

Thành Luân

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại990,716
  • Tổng lượt truy cập93,368,380
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây