Học tập đạo đức HCM

Có bằng thạc sĩ quốc tế, chọn về... nuôi lợn

Thứ bảy - 05/05/2012 04:55
Tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành marketing, chàng trai trẻ Nguyễn Hồng Hà chưa đầy 30 tuổi, lại chọn về quê... chăn nuôi lợn.

Hà vốn quê gốc ở Văn Giang (Hưng Yên), vì thế anh cũng lựa chọn chính mảnh đất ấy để khởi đầu cho “nghiệp” nuôi lợn của mình. Hiện Hà đã mở rộng trang trại, thành lập Công ty cổ phần Chăn nuôi Alpha chuyên chăn nuôi lợn do chính mình làm giám đốc.

Nguyễn Hồng Hà thường xuyên có mặt tại các trang trại để chăm sóc cho lợn.

Nuôi lợn cũng phải học cao

Sinh năm 1983, chàng trai trẻ Nguyễn Hồng Hà có một tuổi thơ êm đềm, gắn bó với những triền đê ven sông Hồng hiền hoà, thơ mộng.

Hà kể: Vào năm 1997, lúc đang học lớp 9, do cuộc sống khó khăn, nên dù cả bố, mẹ Hà khi ấy đều đang làm giảng viên của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, đã phải dựng chuồng trại nuôi lợn, để có thêm tiền trang trải cho việc học hành của hai anh, em Hà.

Khởi đầu, bố mẹ Hà chỉ nuôi 30 con lợn siêu nạc theo mô hình trang trại trình diễn mẫu đầu tiên tại miền Bắc. Dù số lượng đàn lợn không nhiều, nhưng lúc đó bố mẹ Hà đã phải chạy vạy khắp nơi để có đủ tiền mua cám từng bữa cho đàn lợn ăn.

“Lúc đó, mình thấy bố mẹ khó khăn mà bản thân chẳng giúp được gì, chỉ thỉnh thoảng “lấy trộm” sách và tài liệu về kỹ thuật nuôi lợn của bố mẹ đọc để mỗi khi ra ngắm đàn lợn, có phát hiện được bệnh gì mách cho bố mẹ chữa trị. Điều đó đã “gieo” vào đầu cái niềm đam mê với những con lợn từ lúc nào chẳng hay” - Hà tâm sự.

Không muốn con mình theo nghiệp nuôi lợn, bố mẹ Hà đã hướng cho con theo học ngành kinh tế. Dẫu vậy, niềm đam mê với nghề nuôi lợn trong Hà vẫn không dứt. Thấy con mình đam mê với lợn như vậy, nên phải đợi mãi đến năm 2005, khi Hà đã tốt nghiệp ngành kế toán- kiểm toán của Trường Kinh tế quốc dân, bố mẹ Hà mới chính thức chỉ bảo cho Hà những kiến thức cơ bản về nuôi lợn.

Nhưng 1 năm sau, Hà lại giành được học bổng toàn phần MBA tại Đài Loan. Năm 2008, sau hơn 2 năm du học về nước với tấm bằng master, thay vì chọn công việc “ngồi bàn giấy” ở Hà Nội, Hà lại chọn con đường... về quê nuôi lợn.

Lý giải cho quyết định này, Hà nói: “Tuy có lợi thế chuyên môn về quản lý, nhưng nếu nói về kỹ thuật nuôi lợn, thì mình phải học từ đầu. Nhưng có thuận lợi là, từ những kinh nghiệm của bố mẹ và những tài liệu từ các hội thảo, sách báo… mình đã tổng hợp và tự viết lại thành những cuốn “cẩm nang” về kỹ thuật chăm sóc lợn thịt, lợn nái”.

Với lòng yêu nghề và hăng say học hỏi nên dù không qua trường lớp về nuôi lợn, nhưng đến nay Hà đã tích luỹ được kiến thức cơ bản về chăm sóc lợn như quy trình chăm sóc lợn chửa, lợn đẻ, lợn thịt, các căn bệnh thường gặp về mùa đông, mùa hè, bệnh long móng lở mồm, heo tai xanh, đi ngoài…

Ông chủ của 17.000 con lợn

Một lý do nữa khiến Hà chọn nghề nuôi lợn là anh nhận thấy, lĩnh vực chăn nuôi có rất nhiều tiềm năng. “Nếu chăn nuôi quy mô lớn với quy trình nghiêm ngặt, khống chế được dịch bệnh và giữ vực số đầu lợn, thì vẫn luôn có lợi nhuận” - Hà nói.

Chỉ hơn 1 năm bắt tay vào nuôi lợn, đến năm 2009, Nguyễn Hồng Hà đã chính thức thành lập Công ty cổ phần Chăn nuôi Alpha có trụ sở tại huyện Văn Giang (Hưng Yên), đồng thời mở rộng thêm một trang trại tại huyện Khoái Châu với tổng số đầu lợn lên đến 6.000 con, trong đó có 1.000 con nái và 5.000 lợn thịt. Trung bình, mỗi năm công ty của Hà lại tăng số đầu con thêm 40% ở các trại.

“Đặc thù của ngành chăn nuôi là rất vất vả, đòi hỏi ngoài kỹ thuật chuyên môn, cần có sự tâm huyết. Giám đốc trẻ Nguyễn Hồng Hà đã rất thành công khi có đủ các tố chất đó” - ông Nguyễn Ngọc Ánh - Phó Giám đốc điều hành (Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam nhận xét).
Theo Hà, bây giờ nuôi lợn, nhất thiết phải đầu tư theo hướng công nghiệp. Song chi phí đầu tư cũng rất cao, như một con lợn nái phải bỏ ra ít nhất 40 triệu đồng, bao gồm tiền làm chuồng trại, chi phí thức ăn, hệ thống thiết bị chăn nuôi, đấy là chưa kể tiền thuê đất. Với chi phí như vậy, ở Việt Nam có rất ít hộ có thể đủ vốn để chăn nuôi, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt vốn, lãi suất, rồi ưu đãi về đất đai... “Đất làm trang trại phải có quy mô rộng (2-5ha), thời gian cho thuê phải từ 20 năm trở lên, cách xa khu dân cư. Vì thế, chúng tôi rất cần có sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương, mới mở rộng được quy mô”.

Hiện Hà đang có tham vọng đưa Công ty Alpha trở thành một trong những doanh nghiệp chăn nuôi lợn hàng đầu ở Việt Nam, Đến nay, anh đã xây dựng được 3 trang trại nuôi lợn ở Hưng Yên, 1 trại ở Hà Tĩnh. Sắp tới đây, anh sẽ đầu tư thêm trại thứ 5 tại Bắc Giang với tổng số đầu lợn sẽ được nâng lên tới 17.000 con, trong đó có 2.000 nái sinh sản để cung ứng lợn giống cho công ty.

Năm 2011, Công ty Alpha của Hà đã xuất được 8.000 con lợn thịt, giải quyết việc làm thường xuyên cho 60 lao động tại địa phương với mức thu nhập thấp nhất đạt 4 triệu đồng/người/tháng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm220
  • Hôm nay36,785
  • Tháng hiện tại812,063
  • Tổng lượt truy cập91,985,792
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây