Học tập đạo đức HCM

Cô giáo và trang trại nuôi gà tiền tỷ

Thứ ba - 15/01/2013 23:19

Cô giáo và trang trại nuôi gà tiền tỷ

Bên đống lửa úm cho đàn gà con trên 1.200 con mới mấy ngày tuổi, cô giáo Đặng Kim Hoàn, chủ trang trại nuôi gà tâm sự với chúng tôi: xuất phát là giáo viên dạy môn Sinh học nên nắm rất rõ đặc điểm sinh học của con gà là loài vật dễ nuôi, nhanh lớn, nếu làm tốt công tác quản lý dịch bệnh sẽ là đối tượng nuôi ổn dịch, bền vững, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường, nên đã đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà rộng trên 1 ha dưới tán rừng cây Keo, tại thôn Hưng Hòa xã Thạch Điền (Thạch Hà) đạt hiệu quả cao.
 
Trang trại được nuôi bằng giống gà Cỏ lai Lương phượng của Viện chăn nuôi, với tỷ lệ máu lai 1/8 Lương phượng, đã được phòng dịch an toàn. Được biết đây là loài gà có nhiều ưu điểm tốt như: tốc độ lớn nhanh hơn chỉ sau 3,5 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng phù hợp, màu sắc lông đẹp tạo nên hàng hóa dễ tiêu thụ. Gà Cỏ lai Lương Phượng có khả năng chống chịu bệnh tốt, mã đẹp, tỷ lệ sống đạt từ 95 – 97%, chất lượng thịt ngon như gà cỏ, giá cao được thị trường ưa chuộng.
 

Với kiểu thiết kế chuồng trại hợp lý, khoa học, gồm nhiều dãy chuồng nuôi theo các lứa khác nhau, dãy trong cùng là chuồng nuôi gà con mới nhập, càng ra phía trước là dãy chuồng nuôi có độ tuổi lớn hơn, ngoài cùng là lứa gà gần xuất chuồng có sân chơi, tìm kiếm thức ăn rộng rãi tạo điều kiện hoạt động theo đúng bản năng của gà cỏ nên chất lượng thịt dai, thơm ngon.
 
Kết quả chăn nuôi của trang trại cô giáo Hoàn thực sự đáng học tập, với hình thức nuôi cuốn chiếu trung bình cứ mỗi tháng xuất đi hơn 1.000 con gà thịt, với trọng lượng trung bình 1,2 - 1,5 kg/ con, theo giá thị trường trung bình 130.000 đ/ kg thì trong một năm trang trại bán được 12.000 con, cho thu nhập trên 2 tỷ đồng, chưa kể đến 600 con gà mái siêu trứng đang vào độ sinh sản. Bên cạnh đó trang trại còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 2-3 lao động, có thu nhập ổn định 4 triệu đồng/ tháng/ người.
 
Đây là mô hình trang trại đạt hiệu quả cao, phát triển đúng hướng phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh, nhất là vùng trung du miền núi. Bà con nông dân có thể tham quan, tham quan học tập đúc rút kinh nghiệm, tin tưởng, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất theo hướng trang trại hàng hóa, phục vụ nhu cầu cuộc sống, nâng cao thu nhập, xây dựng đời sống  ấm no hạnh phúc trên mọi miền quê.
                                                          Quốc Triển
 TT KN Hà Tĩnh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 15 đánh giá

3.3 - 15 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,878
  • Tổng lượt truy cập92,034,607
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây