Học tập đạo đức HCM

Cơ giới hóa đồng bộ: Khâu đột phá trong sản xuất lúa

Thứ năm - 12/07/2012 20:54
Phát triển các vùng nông nghiệp hàng hóa là nội dung quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người dân.
Trong đó, việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ (CGHĐB) vào sản xuất được coi là bước đột phá để tạo ra được sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
 
Bài 1: Hướng đi đúng
Vụ Xuân 2012, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình CGHĐB trong sản xuất lúa tại 5 xã thuộc 5 huyện ngoại thành. Kết quả cho thấy, phương thức này không những giảm được sức lao động cho người nông dân mà còn tăng hiệu quả kinh tế lên gấp nhiều lần so với cách làm truyền thống.
Tăng hiệu quả kinh tế
Người dân xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa đang gieo cấy vụ Mùa. Bên ruộng lúa mới cấy bằng máy cấy Kubota 1,5 mã lực, anh Đặng Văn Huy, thôn Lưu Khê, xã Liên Bạt cho biết, vụ Xuân 2012, gia đình anh thuê máy cấy hơn 2 sào. Năng suất thu hoạch đạt bình quân 240kg/sào, cao hơn 40kg/sào so với cấy tay. Vụ Xuân 2012, xã Liên Bạt triển khai thí điểm 5ha cấy lúa bằng máy tại thôn Lưu Khê với giống Hương Ưu 3068. Ông Chu Văn Biểu, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Lưu Khê cho biết, lúa cấy bằng máy đạt năng suất 240 - 250 kg/sào, trong khi lúa cấy bằng tay chỉ đạt 200 - 210kg/sào.
Ngoài xã Liên Bạt, vụ Xuân 2012, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH một thành viên công nông nghiệp Hà Nội còn thí điểm mô hình máy cấy ở 4 xã Đại Thắng (Phú Xuyên), Tản Hồng (Ba Vì), Đồng Quang (Quốc Oai) và Đại Áng (Thanh Trì) với tổng diện tích 44ha. Ông Trần Ba Cao, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú Thắng, xã Đại Thắng cho biết, qua vụ đầu tiên năng suất lúa đạt trung bình 73 tạ/ha, cao hơn 5 - 7% so với cấy tay. Lợi nhuận đạt 17,7 triệu đồng/ha, cao hơn 7 triệu đồng/ha so với cấy lúa truyền thống.
Ông Lưu Văn Hải, Trưởng phòng Kinh doanh miền Bắc của Công ty Kubota cho biết, một người cấy tay chỉ được 1 sào/ngày nhưng cấy bằng máy có thể đạt công suất 22 - 27 sào/ngày. Ưu điểm của phương pháp này là cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Đặc biệt, giảm được giá thành sản xuất bởi thuê máy cấy chỉ 100.000 đồng/sào, trong khi giá thuê nhân công cấy hiện khoảng 170.000 đồng/sào.
Ngoài máy cấy, nhiều địa phương còn đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa, không những giảm được sức lao động cho người nông dân mà còn giảm được chi phí. Được biết, giá công thuê gặt tay ở các huyện ngoại thành từ 200.000 - 250.000 đồng/sào, nhưng thuê gặt máy chỉ 160.000 đồng/sào.
Kích thích chuyển dịch lao động
Trong sản xuất lúa tại các huyện đang tồn tại ba hình thức gieo cấy: Truyền thống (cấy tay), gieo sạ và cấy bằng máy. Trong đó, gieo sạ đã được triển khai từ năm 2007 nhưng đến nay mới đạt khoảng 7% diện tích và chưa thể mở rộng được. Nguyên nhân là thời tiết miền Bắc có đặc điểm vụ Xuân hay gặp rét đậm, rét hại và vụ Mùa có mưa đầu vụ nên gieo sạ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, với phương pháp cấy truyền thống, người dân phải mất thêm công đoạn che phủ ni lông chống rét cho mạ, vừa tăng chi phí, vừa khó chăm sóc. 

Với mỗi ha lúa cấy bằng máy cho hiệu quả cao hơn cấy tay 7 - 8 triệu đồng, nếu triển khai trên toàn bộ diện tích lúa 100.000ha/vụ của Hà Nội sẽ cho thu lãi 700 - 800 tỷ đồng/vụ.
Ông Lê Văn Minh - Giám đốc Công ty TNHH MTV công nông nghiệp Hà Nội

Do vậy, cơ giới hóa trong sản xuất là hướng đi có lợi cho người nông dân, đảm bảo chi phí sản xuất thấp, năng suất lúa cao. "Lúa cấy bằng tay có độ sâu rễ khoảng 5 - 10cm, lúa phải phát triển 4 - 5 lá mới đẻ nhánh, nhưng cấy máy độ sâu chỉ 1cm, lúa đẻ nhánh ngay" - ông Nguyễn Đình Chiêu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, phương pháp sản xuất lúa truyền thống như hiện nay gieo mạ, cấy, thu hoạch thủ công tốn nhiều công lao động. Việc thuê nhân công trong lúc giáp vụ gặp nhiều khó khăn, giá thuê mướn cao gấp 2 - 3 lần so với lúc nông nhàn nên người nông dân không còn mặn mà với nghề trồng lúa. Do vậy, ứng dụng CGHĐB là hướng đi đúng nhằm kích thích người nông dân phát triển sản xuất. Ngoài ra, toàn TP có hơn 1 triệu lao động tham gia sản xuất lúa, nếu ứng dụng CGHĐB sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Bài 2: Ứng dụng đồng bộ

Theo ktdt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,603
  • Tổng lượt truy cập92,006,332
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây