Học tập đạo đức HCM

Cựu chiến binh làm giàu dưới đỉnh Chư Yang Sin

Thứ ba - 23/04/2013 09:41
Nhập ngũ năm 1978, thuộc Quân đoàn 14, Sư đoàn 337, Trung đoàn 29 đóng quân tại Lạng Sơn, năm 1982, Chu Thế Phong chuyển ngành sang làm việc tại Công ty Nuôi ong tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam). Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ nên công ty giải thể. Năm 1986, anh rời quê cùng hơn 300 hộ dân vào thôn Duy Lễ (nay là các thôn 10, 11, 12), xã Hòa Lễ (Krông Bông - Đắk Lắk) lập nghiệp theo chương trình xây dựng vùng kinh tế mới.
Hồi ấy, cả vùng Duy Lễ toàn là cỏ dại và tranh tre bạt ngàn, heo hút. Không vốn liếng, nghề nghiệp, vợ chồng anh Phong bắt đầu vật lộn với cuộc mưu sinh trên vùng đất mới. “Những ngày đầu mới vào đây, cuộc sống của gia đình hết sức khó khăn. Nhìn quanh chỉ toàn thấy rừng núi âm u, cây cối um tùm, nhiều lúc tôi thấy chán nản, mày mò làm đủ nghề mà vẫn bị cái đói, cái nghèo bám riết”, anh tâm sự.

Với bản lĩnh của người lính cùng quyết tâm, ý chí không chịu lùi bước trước khó khăn, anh Phong bắt tay vào phát triển kinh tế theo mô hình VAC. Ngày khai hoang, đêm trồng cây, nuôi gà, lợn, rảnh chút nào anh lại khăn gói đi tham quan, học tập các trang trại làm ăn hiệu quả, tìm hiểu tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất…Những năm tháng khó khăn của gia đình rồi cũng dần qua. 

Từ 1ha đất khai hoang trồng lúa ban đầu, đến nay, anh Phong có thêm 1ha đất trồng cây ngắn ngày, 4 sào càphê kinh doanh, 1ha mít nghệ đang thời kỳ thu bói và 5ha cao su bắt đầu cho thu hoạch mủ. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm như bò, lợn giống, gà, vịt... để lấy ngắn nuôi dài. Ước tính, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi 150-200 triệu đồng/năm. Anh cho biết thêm: “Với diện tích cao su, mít nghệ và giá cả như hiện nay, sang năm sau, mỗi ngày gia đình sẽ thu về 4-5 triệu đồng. Tương lai không xa, mỗi năm tổng thu nhập của gia đình lên tới 400-500 triệu đồng sau khi trừ chi phí”.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Phong còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, tích cực đóng góp các loại quỹ của địa phương như Quỹ khuyến học, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo… Anh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại, giúp đỡ về vốn, giống cho bà con có nhu cầu.


Nguyễn Trung Thu
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay20,570
  • Tháng hiện tại152,213
  • Tổng lượt truy cập101,911,756
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây