Học tập đạo đức HCM

Điển hình trồng trọt

Thứ sáu - 14/11/2014 02:06
Nông dân huyện Nam Sách (Hải Dương) có truyền thống thâm canh rau màu và đạt hiệu quả kinh tế cao như cà rốt, hành củ, mùi tàu, tía tô, đậu bắp, gấc...

Hầu hết nông sản được thương lái thu mua tại ruộng. Mô hình trồng cà rốt 2 vụ/năm trên chân đất phù sa ven sông Thái Bình ngày càng được mở rộng, thậm chí trồng trên chân đất lúa cho doanh thu vài trăm triệu đồng/ha.

Các xã không có đất phù sa ven sông, nông dân phát triển cây trồng khác như mùi tàu, gấc, đậu bắp, tía tô, thiên lý... Trồng mùi tàu đạt  2 - 2,1 tấn/sào/vụ với giá bán ổn định từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi 20 - 22 triệu đồng/sào/năm.

Thời gian gần đây 2 cây trồng mới được đưa vào SX và tiêu thụ theo đơn đặt hàng là tía tô (7 ha) và đậu bắp (3 ha) tập trung tại các xã Nam Trung, An Sơn. Tuy thời gian mỗi vụ kéo dài (8 - 10 tháng) song nông dân ưa thích vì dễ chăm bón, ít sâu bệnh hại (1 người có thể thâm canh 5 sào). Trừ chi phí thu lãi từ 8-10 triệu đồng/sào.

Ông Hồ Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Sách cho biết, huyện rất chú trọng SX rau màu có giá trị kinh tế cao như hỗ trợ giá giống, quy vùng SX, chuyển giao TBKT, hội thảo đầu bờ. Các lãnh đạo khối nông nghiệp của huyện cũng ưu tiên đề bạt cán bộ chuyên ngành trồng trọt.

Việc chỉ đạo, theo dõi, giám sát SX được tổ chức thường xuyên từ huyện đến xã, thôn. Cán bộ khuyến nông bám sát ruộng đồng, tư vấn và kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho nông dân về kỹ thuật, cây giống, vật tư, phân bón, đầu ra sản phẩm... Nhờ đó, nông dân yên tâm SX, mạnh dạn đầu tư...

Có đầu ra ổn định là niềm vui lớn nhất đối với nông dân.

Ông Nguyễn Văn Tiệp, nông dân xã Nam Trung chia sẻ: "Chúng tôi không ngại khó, ngại khổ để SX nhưng thị trường tiêu thụ tự do nên nhiều vụ cung không đủ cầu, cũng không ít vụ nông sản bị ế không biết bán cho ai, ăn không hết đành bỏ ngoài đồng cho thối hỏng. Với những cây trồng ổn định đầu ra chắc chắn trong thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng".

TRẦN THỊ LIÊN
Theo: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,020
  • Tổng lượt truy cập85,139,056
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây