Trong 120 xã còn lại, có 77 xã được hưởng dự án RE2 giai đoạn 1, 38 xã thuộc dự án RE2 mở rộng. Từ hệ thống lưới điện cũ nát, sau khi Công ty Điện lực tiếp nhận, hệ thống điện các vùng nông thôn từng bước được đầu tư, cải tạo, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng điện, đưa điện nông thôn Hà Tĩnh sang một trang sử mới, cụ thể hóa thực hiện nghị quyết về “tam nông” của T.Ư đi vào hiện thực.
Công nhân Điện lực Hà Tĩnh bảo dưỡng hệ thống điện nông thôn. |
Từ tổn thất điện năng 40%...
Hệ thống lưới điện nông thôn Hà Tĩnh được xây dựng từ lâu, do nhiều tổ chức kinh doanh điện quản lý nên thiếu chuyên nghiệp, vốn để duy tu bão dưỡng rất hạn chế nên đến nay hầu hết đã xuống cấp, thậm chí nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng.
Theo thống kê, tổn thất điện năng hạ thế ở Hà Tĩnh trước khi bàn giao cho ngành điện dao động ở mức 35-40% (bình quân là 37%). Lưới điện xuống cấp dẫn đến mất an toàn trong vận hành, tổn thất điện năng cao, chất lượng điện kém, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân nông thôn. Việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn sang ngành điện quản lý để bán điện tận hộ dân là chủ trương đúng đắn mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nông thôn.
Ngay sau khi tiếp nhận, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam như: Tiến hành ký kết các hợp đồng mua bán điện với từng hộ dân, thực hiện bán điện theo quy định của Chính phủ; thực hiện việc củng cố lưới điện, thay mới công tơ đo đếm điện để đảm bảo tính chính xác cao và an toàn, lắp công cho các hộ chưa có công tơ, đang dùng khoán... Công ty cũng đầu tư hàng trăm tỷ đồng cải tạo, nâng cấp lưới điện. Đến nay, công ty đã tiếp nhận được lưới điện của 142 xã, ký hợp đồng mua bán điện với hơn 198.500 khách hàng mới và 410 thợ điện nông thôn.
Hiệu quả nhờ cách làm đúng
Tuy mới tiếp nhận, nhưng nhờ có phương pháp quản lý chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, các bước tiến hành sửa chữa cải tạo lưới điện hợp lý nên tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm xuống xấp xỉ 14% (giảm 23%); an toàn điện và chất lượng điện cũng nâng lên rõ rệt, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.
Diện mạo của lưới điện hạ áp nông thôn của các địa phương trong tỉnh ở những khu vực đã được cải tạo đã thực sự đổi thay hơn trước rất nhiều. Những hàng cột tre, gỗ, dây dẫn trần chắp vá không đảm bảo an toàn đã được thay thế bằng hệ thống cột bê tông, cáp bọc nhựa, hòm công tơ được treo ngay ngắn trên cột.
Những kết quả đó mới chỉ là bước đầu, do nguồn vốn hạn hẹp nên việc đầu tư cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn mới chỉ đáp ứng được việc thay thế toàn bộ công tơ, việc cải tạo hệ thống lưới điện dây dẫn, cột... vẫn là một bài toán khó. Từ giảm tổn thất kỹ thuật đến tổn thất thương mại được công ty giao chỉ tiêu đến từng điện lực thành viên, tổ chức thực hiện đến từng tổ sản xuất, nhóm và cá nhân với việc giao khoán chỉ tiêu tổn thất, giá bán gắn với lợi ích cụ thể của từng người... đã mang lại hiệu quả kinh tế rất đáng khích lệ.
Việc phối hợp với lực lượng chức năng địa phương và chính quyền, nhân dân sở tại trong việc bảo vệ lưới điện, chống trộm cắp điện đã đạt được hiệu qua: phát hiện, xử lý truy thu các hành vi trộm cắp được 84 vụ; truy thu lượng điện năng mất mát 37.387kWh với tổng số tiền 79 triệu đồng.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;