Học tập đạo đức HCM

Đoàn giúp thanh niên nông thôn làm giàu

Thứ sáu - 26/10/2012 23:38
Nhờ Đoàn giúp vay vốn, dạy nghề, nhiều thanh niên (TN) nông thôn thoát nghèo, vươn lên lập nghiệp và làm giàu.

 

 

Anh Huỳnh Chí Công thành công với mô hình nuôi chim trĩ, rắn, trăn... từ nguồn vốn của Đoàn
Anh Huỳnh Chí Công thành công với mô hình nuôi chim trĩ, rắn, trăn... từ nguồn vốn của Đoàn .

 

Từ đưa cần câu...

Tốt nghiệp PTTH, Huỳnh Tấn Đạt (SN 1992) gắn với nghề chăn nuôi. Năm 2011, Đạt được Đoàn xã Phong Phú (huyện Bình Chánh, TPHCM) duyệt vay vốn 20 triệu đồng.

Đạt mạnh dạn mua 5.000 con cá tra, 30 kg cá rô phi con để nuôi. Sau 6 tháng thu hoạch 5 tấn cá bán với giá 17.000 đồng/kg thu về trên 75 triệu đồng.

Thiếu vốn là nỗi lo lớn nhất đối với TN nông thôn có ý chí lập nghiệp. Nguyễn Quốc Tâm (SN 1981) sinh ra và lớn lên ở vùng đất phèn chua xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.

Năm 2008, nhận thấy trồng lúa nước ở đây lợi nhuận thấp, trong khi trồng mai vàng có thể tăng thu nhập. Tâm quyết định chuyển sang trồng mai vàng.

“Khi bắt tay vào việc, số tiền dành dụm quá ít nên quy mô nhỏ, mình chỉ làm ăn cầm chừng. Năm 2011, được sự giới thiệu của Hội LHTN Việt Nam xã, mình lập hồ sơ vay 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ TN khởi nghiệp để tiếp tục đầu tư, thu mua thêm cây mai nguyên liệu. Tết Nguyên Đán năm 2012, vườn mai thu hoạch trên 300 gốc, trong đó có trên 100 gốc mai bon sai thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng”, Tâm cho biết.

Nguyễn Tấn Thảo (SN 1986) cũng ở Bình Chánh, gia đình khó khăn, bản thân phải làm thuê để sinh sống. Thảo dành dụm tiền làm thuê để mở trang trại nuôi heo nhưng sau 3 năm chăn nuôi, công việc của Thảo chỉ đắp đổi qua ngày.

Không để TN có ý chí lập nghiệp chùn bước, Quỹ hỗ trợ TN khởi nghiệp cho Thảo vay 50 triệu đồng tiếp tục đầu tư mở rộng chăn nuôi. Đến nay, Thảo có 60 con heo thịt và 6 heo giống. Sau 6 tháng, mỗi lứa heo thu hoạch trên 200 triệu đồng.

Mới đây, huyện Bình Chánh chi 500 triệu đồng thành lập Quỹ Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp, giúp TN vay vốn không lãi suất trong 2 năm.

Tính đến nay, toàn huyện đã có 33 dự án vay vốn với số tiền 520 triệu đồng. Huyện có hơn 50 dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ TN khởi nghiệp thành phố với số tiền 3,3 tỷ đồng.

Nhiều TN nông thôn vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn của Đoàn với các mô hình hiệu quả như Đinh Phước Nghiệp (SN 1985, Cần Giờ, TPHCM) vay 100 triệu đồng để nuôi cá sấu, hiện có hơn 150 con cá sấu thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Phạm Công Hùng (SN 1984, thị trấn Cần Thạnh, Cần Giờ), vay 50 triệu đồng mua con hàu giống. Sau hơn một năm, thu nhập trung bình từ 500 đến 600 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 3 TN với thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/tháng...

Anh Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN TPHCM, cho biết, từ tháng 6 - 2011 đến nay, Quỹ Hỗ trợ TN khởi nghiệp đã phát vay hơn 200 dự án với hơn 10 tỷ đồng cho TN làm kinh tế tại 5 huyện, quận vùng ven còn đất nông nghiệp.

Trong 5 năm tới, Quỹ mở rộng quy mô, thí điểm dành khoảng 10 - 20% nguồn vốn thực hiện mô hình đầu tư trực tiếp thay hình thức cho vay như hiện nay.

Đến dạy cách câu

Tổ chức Đoàn nhiều địa phương đã linh hoạt hướng dẫn cách làm ăn, đưa cần câu và dạy cách câu cho TN nông thôn. Sinh ra trong một gia đình thuần nông, mẹ mất sớm, Phạm Minh Tuấn (SN 1984, ở Tân Uyên, Bình Dương) tốt nghiệp CĐ ra trường với vỏn vẹn 5 triệu đồng.

Năm 2008, sau khi tham gia lớp tập huấn về trồng phong lan do Đoàn tổ chức, Tuấn vay vốn mua gần 500 chậu phong lan. Sau 3 năm, Tuấn trở thành triệu phú phong lan với thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.

TN địa phương và các vùng lân cận tìm đến học hỏi kinh nghiệm, Tuấn thành lập tổ hợp tác để chia sẻ, giúp đỡ nhau trong sản xuất.

“Mình vừa huy động anh em cùng đi cạo mủ cao su cho một thành viên trong đội. Mình cũng chuẩn bị mở rộng vườn với khoảng 2.000 chậu phong lan, lúc đó mọi người cùng xắn tay vào giúp đỡ”, Tuấn chia sẻ.

Sau khi vay ngân hàng 200 triệu đồng, anh Huỳnh Chí Công (xã Phước Vĩnh An, Củ Chi) đầu tư nuôi rắn nhưng bị chết hàng loạt.

Trong lúc khó khăn, Công được Quỹ Hỗ trợ TN khởi nghiệp huyện cho vay 40 triệu đồng, tiếp tục chăn nuôi dựa trên mô hình cũ. Công còn được Đoàn, Hội xã hướng dẫn theo học các lớp khuyến nông.

Hiện trang trại của Công có hơn 300 con rắn thịt, giá từ 900 ngàn đến 1 triệu đồng/kg. Sau 1 năm, Công không những trả xong nợ ngân hàng mà còn dự định mở rộng gấp đôi diện tích chuồng trại hiện nay, nuôi thêm các loại kỳ đà, chim trĩ...

Cao Quang Thuận (SN 1991), ở ấp Dân Thắng 2, xã Tân Thới Nhì (huyện Củ Chi) tự tìm tòi nuôi rắn mối bán cho các nhà hàng với giá 350 ngàn đồng/kg.

Sau 2 mùa lãi gần 60 triệu đồng. Thuận dành 5 triệu đồng ủng hộ kinh phí tổ chức các hoạt động cho chi đoàn, chi hội ấp, tặng 3 chiếc xe đạp cho trẻ em nghèo đồng thời mở lớp võ Taekwondo miễn phí cho thanh thiếu niên tại xã, thu hút 35 em tham gia.

“Mình có được thành công cũng nhờ sự động viên giúp đỡ của ĐVTN, vì vậy mình có trách nhiệm chia sẻ đối với các bạn trẻ trong ấp”, Thuận bày tỏ.

 

Theo anh Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và Giới thiệu việc làm TN, hơn 10.000 lượt TN đã được trung tâm hỗ trợ vay vốn với tổng dư nợ trên 270 tỷ đồng. Chị Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ TN khởi nghiệp cho biết: “Tỷ lệ ĐVTN vay vốn khởi nghiệp thành công đạt hơn 90%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Quỹ đã thẩm định và phát vay cho 95 dự án với tổng vốn hơn 6 tỷ đồng”.

 

Lê Quang Minh
Theo  tienphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm211
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại980,068
  • Tổng lượt truy cập92,153,797
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây