Học tập đạo đức HCM

Giàu lên nhờ ngọn mồng tơi

Thứ tư - 06/03/2013 02:14
Các mô hình sản xuất rau, hoa quả an toàn không những đã mang đến nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế dồi dào cho người nông dân. Điều đó đã, đang diễn ra ngay tại thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai (Hà Nội) - nơi có truyền thống trồng rau mồng tơi từ nhiều năm nay.
Lợi nhuận đến từ rau

Ngang qua con đường nhỏ vào làng Cát Động, người ta dễ bắt gặp những ruộng rau mồng tơi xanh mướt, trải dài trên cánh đồng. Mồng tơi là loại rau đặc sản của người dân nơi đây, bởi không chỉ do nguồn lợi kinh tế nó mang lại, mà vì đa phần các hộ gia đình trong làng đều canh tác loại rau này. Nhà trồng nhiều nhất đến 3 sào, còn lại hầu như là từ 1 hoặc 2 sào. Gần đây, mô hình trồng rau mồng tơi an toàn đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân. Với đặc điểm là loài cây dễ chăm sóc, cho năng suất cao, đồng thời chi phí vốn thấp, người trồng chỉ mất nhiều thời gian và công sức trong khâu nhổ cỏ, tưới nước hằng ngày. Giá bán một túi hạt giống rau mồng tơi hiện từ 500.000 đến 700.000 đồng/kg. Phân NPK có giá khoảng 124.000 đồng/bao. Nếu gia đình nào chăn nuôi thì vừa có thể tận dụng chất thải từ gia súc làm phân bón, lại tiết kiệm được một phần chi phí.

6h là thời điểm tấp nập nhất tại các ruộng rau. Mồng tơi được hái và bó mớ, chuẩn bị cho những người lái buôn đến lấy. Rau qua một đêm sương trở nên mỡ màng và xanh non hơn. Nhanh tay hái vỡ cho vụ rau đầu tiên, bác Bảng (70 tuổi) cho biết: “Chưa năm nào rau đầu vụ lại rẻ như thế này. Năm ngoái, có đợt lái buôn còn về tận vườn trả hơn 3.000 đồng/mớ. Cũng với nửa sào này tôi còn bỏ túi được gần 10 triệu đồng cho một vụ rau, còn năm nay thì không biết ra sao. Thôi thì làm nông nghiệp nên đành phải chấp nhận...”.

Được biết, năm nay giá rau rẻ hơn là do nhu cầu của thị trường giảm và một phần cũng là do thời tiết. Vì khi trời lạnh thì sức mua của người dân cũng ít hơn. Nhưng điều đó không làm những nông dân nơi đây nản lòng, bởi so với trồng lúa thì trồng mồng tơi mang lại lợi ích kinh tế hơn nhiều, vì nửa sào lúa sau thu hoạch chỉ bán được khoảng 1 triệu đồng. Còn như năm ngoái, với 3 sào rau cộng với việc tự đi bán tại các chợ, gia đình anh Trung Minh ở đội 3 cũng thu được gần 3 triệu đồng/ngày. Nhờ cây rau mồng tơi mà đã có không ít những hộ gia đình tại Cát Động đã thoát khỏi khó khăn và ngày càng khang trang hơn. 

Rau tụ họp về thủ đô

Cứ khoảng 12h đêm là lúc những chiếc xe trở đầy ắp rau mồng tơi của nhiều lái buôn Cát Động lại đổ dồn về các chợ đầu mối Hà Nội để giao hàng. Các khu chợ Dịch Vọng, Long Biên, Hà Đông... luôn là địa điểm thường xuyên của nhiều lái buôn này. 

Nhanh tay xếp hàng cho khách, cô Ngân ở Cát Động vui vẻ cho biết: “Trung bình bán hơn 1.000 mớ thì mỗi chuyến cũng lãi được từ 500.000 đồng trở lên. Cũng bù lại cái công đêm hôm chở rau đi bán”. Được biết, 10 năm nay việc buôn rau mồng tơi đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình cô. Rau được mua tại vườn với giá là 500 đồng/mớ và bán ra là 1.000 đồng/mớ tại các chợ đầu mối, đã mang lại không ít lợi nhuận cho những thương lái này. Song bên cạnh đó, việc phải chở rau bán hằng đêm, cũng mang lại không ít những khó khăn, nhất là những hôm trời mưa gió rét, đường trơn.
Sưu tầm: Hà Giang
Nguồn:laodong.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập885
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại757,968
  • Tổng lượt truy cập93,135,632
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây