Giàu nhờ nuôi cá
Ông Đoàn Văn Nam, Trưởng phòng Kỹ thuật Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, cá nuôi lồng chủ yếu là các loại có giá trị kinh tế cao như cá chẽm, cá bớp, cá mú… tại khu vực sông Chà Và đổ ra cửa vịnh Gành Rái thuộc địa bàn xã Long Sơn, TP Vũng Tàu.
Do thu nhập ổn định nên hiện nay số lồng bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và, xã Long Sơn tăng nhanh về quy mô. Cụ thể, năm 2000 có 3 bè nuôi với 600 ô nuôi, sản lượng nuôi đạt 450 tấn/năm, thì đến năm 2005 đã có 25 bè nuôi với trên 2.200 ô và sản lượng đạt 1.600 tấn/năm; Tính đến hết năm 2013, số bè nuôi đã là 115, trên 3.000 ô, sản lượng trên 2.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư cố định gần 1.000 tỷ đồng. Nhờ đó, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động.
Trước đây, gia đình anh Nguyễn Công Biên, phường 11, TP Vũng Tàu chủ yếu kinh doanh nhỏ, thu nhập không ổn định. 3 năm lại đây, anh Biên học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè và quyết định đến khu vực sông Chà Và nghiên cứu và quyết định đầu tư nuôi cá chim, cá bớp. Nhờ chịu khó học hỏi cách chăm sóc, chữa trị cho cá khi bị nhiễm bệnh nên kết quả mang lại rất khả quan, thu nhập hằng năm của gia đình anh khá ổn định. Hiện, gia đình anh đầu tư nuôi trên 1 ha mặt nước, với 112 lồng bè.
Chị Lê Thị Cúc thôn 6, xã Long Sơn đã đầu tư lồng bè để nuôi cá trên Sông Chà Và từ 4 năm trước. Hiện, gia đình chị có 20 lồng nuôi cá. Chị Cúc cho biết, vốn đầu tư ban đầu mua nguyên liệu làm một lồng khoảng 10 triệu đồng, tổng chi phí cả năm 130 triệu đồng/lồng. Thời gian khoảng 1 năm, nên chị thường nuôi theo kiểu luân phiên ở các lồng để thu được nhiều lứa cá. Tính trung bình một năm chị lãi khoảng 200 triệu đồng.
Để phát triển bền vững
Ông Đoàn Văn Nam cho biết, chi phí đầu tư ban đầu lớn, nên nhiều hộ đầu tư song quy mô còn nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi tự phát, chưa nắm rõ kỹ thuật, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tại khu vực này, gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nuôi.
Vài năm gần đây người nuôi cá liên tục phải đối mặt những khó khăn do cá đang nuôi đột ngột chết hàng loạt. Nguyên nhân được xác định do bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ các nhà máy chế biến hải sản thải ra khu vực các sông trên và nạn khai thác cát.
Để nghề nuôi cá lồng ở Long Sơn phát triển bền vững, cần giải quyết các vấn đề: Quy hoạch chi tiết khu vực nuôi cá lồng bè; tăng cường công tác kiểm tra vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là ở các cơ sở chế biến hải sản trực tiếp xả nước thải ra khu vực các sông của xã. Bên cạnh đó, kiểm tra chặt các phương tiện khai thác cát gần khu vực nuôi thủy sản.
>> Theo quy hoạch của tỉnh, tại khu vực sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu có 7 vùng nuôi cá biển lồng bè được bố trí 5.827 lồng, tương đương diện tích 64,8 ha, sản lượng bình quân gần 6.000 tấn/năm. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;