Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả xây dựng bể biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi ở Cẩm Bình

Thứ hai - 02/04/2012 10:33
Là địa phương có tổng đàn lợn và gia cầm lớn nhất trong huyện Cẩm Xuyên nhưng nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đáng kể nhất là việc tuyên truyền đầu tư xây dựng bể biogas. Nhờ vậy, chính quyền và người chăn nuôi ở đây đã giải quyết được yếu tố môi trường, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi xây dựng nông thôn mới như hiện nay.
Là hộ gia đình sống ngay sát với đồng ruộng, mỗi lứa lợn chỉ  nuôi 16 con và chăn nuôi thêm 2 con bò, 100 con gà. Trước đây dù đã rất cố gắng là luôn chú ý đến việc thu dọn phân chuồng vào một nơi cố định nhưng do để lâu ngày, mưa, nắng tác động đến cộng với gà canh nên gia đình chị Nguyễn Thị Mai ở thôn Vĩnh Lợi, xã Cẩm Bình thường phải chịu mùi hôi thối và nhất là những ngày nắng nóng mùi hôi thối còn bốc lên, lan tỏa sang những hộ gia đình kế bên. Nhưng kể từ khi xây dựng hệ thống bể biogas thì vấn đề đó đã được giải quyết, mọi người đã được hít thở bầu không khí trong lành. Chị Nguyễn Thị Mai, thôn Vĩnh Lợi cho biết: “Những năm trước chúng tôi cứ nghĩ chăn nuôi có quy mô lớn mới cần đến bể biogas, còn nhỏ lẻ thì có thể tự thu dọn được phân chuồng bón cho đồng ruộng và chăn nuôi. Nhưng thực tế rất bẩn và hôi thối, không chỉ có gia đình mà ảnh hưởng đến làng xóm, dẫn đến mất tình đoàn kết. Từ khi xây được bể không còn tình trạng đó nữa, chuồng trại khi nào cũng sạch sẽ, ngày mưa ra vườn không lo bị nước bẩn làm phát sinh các bệnh về da”.

Gia đình chị Mai ở xã Cẩm Bình phấn khởi đưa bể biôga vào sử dụng

Đối với gia đình chị Nguyễn Thị Hòa ở thôn Nam Đường thì niềm vui còn lớn hơn rất nhiều khi ngoài việc xử lý được nguồn phân lợn, phân bò thì trước đây gia đình thường mất ít nhất 5 triệu đồng mua than tổ ong để đun nấu, phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Ra Tết gia đình chị đã đầu tư 7 triệu đồng cùng với nguồn tiền hỗ trợ của Chương trình dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, huyện và xã để xây dựng hệ thống bể biogas với thể tích 9,3m3, bao gồm bể phân hủy chất thải, bể nạp nguyên liện, bể điều áp. Ngoài việc sử dụng khí biogas làm chất đốt, gia đình chị Hòa còn dùng cả vào việc thắp sáng 3 bóng đèn thay thế việc sử dụng điện lưới. Những ấm nấu nước bằng điện cũng được xếp lại và nấu trên bếp ga. Việc làm đó đã góp phần đáng kể trong việc tiết kiệm tiền điện, nhất là tình trạng thiếu điện và giá điện đang có chiều hướng tiếp tục lên cao như hiện nay.
 
Xây dựng bể biogas mỗi tháng giảm 300-350 ngàn đồng tiền điện và mua chất đốt đun nấu

Cẩm Bình có 850/1337 hộ phát triển chăn nuôi. Nhận thấy được tác động của chăn nuôi đến môi trường nên xã đã tuyên truyền vận động các hộ gia đình xây dựng bể biogas vừa giảm hôi thối, tránh được việc các gia đình thải phân chăn nuôi môi trường, vừa tận dụng được khí ga làm chất đốt. Đến nay, Cẩm Bình đã có 500 bể biôga, trong đó có  trên 200 bể là kinh phí hoàn toàn của dân, còn lại được xây từ nguồn tài trợ của Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam do tổ chức phát triển Hà Lan tài trợ. Bên cạnh việc đầu tư xây bể biogas, nhờ đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức nên các hộ chăn nuôi thường xuyên tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, xây dựng các mô hình an toàn dịch bệnh. Mô hình trang trại có quy mô lớn đã được quy hoạch thành vùng tập trung và hình thành lò giết mổ. Nhờ đó, là xã có trên 5 ngàn con lợn và 41 ngàn con gia cầm nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về môi trường.

Sau 2 năm tham gia  dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam xã Cẩm Bình đã xây dựng được 500 biogas

Ông Nguyễn Đình Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Bình: “Chăn nuôi chiếm 66% tỷ trọng trong nông nghiệp nên chính quyền đã động viên, khuyến khích và có sự hỗ trợ kích cầu để người chăn nuôi đầu tư xây dựng bể biogas. Với những lợi ích mà bể đưa lại nên mọi người đều rất tích cực hửng ứng, trong hai năm qua từ nguồn hỗ trợ của dự án, người chăn nuôi Cẩm Bình đã có cơ sở hơn về nguồn tiền nên số lượng bể tăng lên đáng kể. Việc làm đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, tăng đàn vật nuôi, nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi”
Nhờ có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lý giữa lợi ích phát triển kinh tế với các yếu tố về vệ sinh nên khi xây dựng nông thôn mới, Cẩm Bình không phải đau đầu vì yếu tố môi trường mà vẫn mang lại nguồn thu nhập cao, tạo tiền đề vững chắc để người dân phấn khởi góp sức mình cùng với chính quyền vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
.
 
                                                Nguyễn Tâm
(Đài PT-TH Cẩm Xuyên)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay25,976
  • Tháng hiện tại801,254
  • Tổng lượt truy cập91,974,983
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây