Học tập đạo đức HCM

Hương Sơn: Trang trại trên rừng

Thứ năm - 28/06/2012 05:42
Nhắc đến tên Hùng Bút ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) một thời người ta nghĩ ngay đến trùm buôn gỗ. Thế rồi biệt danh ấy đã đi vào quên lãng. Bởi Hùng Bút đã "mai danh ẩn tích", âm thầm khai phá đồi nương, trồng rừng kết hợp chăn nuôi để trả nợ rừng.


Bỏ phố lên rừng

Theo lời giới thiệu của anh Phan Xuân Yên, Giám đốc Trung tâm chuyển giao KH-CN huyện Hương Sơn, tôi lên thăm mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của anh Trần Viết Hùng (SN 1960) ở xã biên giới Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn. Anh đã làm nên kỳ tích trồng mới hàng trăm héc ta rừng kết hợp chăn nuôi hàng trăm con lợn rừng và các loại gia súc gia cầm khác.

Do đường vào trang trại cheo leo cách trở, tôi phải lội rừng mất gần nửa ngày mới tiếp cận được đại bản doanh của Hùng Bút. Quả đúng như lời giới thiệu ban đầu của anh Yên, trước mắt tôi là cả một rừng cây bản địa bao quanh trang trại. Tôi chợt nhớ câu thơ đã học thuộc lòng: "Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...


Trang trại lợn rừng của anh Hùng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Không phải giới thiệu nhiều, Hùng kéo tay tôi dạo quanh đồi núi, vừa đi Hùng vừa giải nghĩa vì sao anh lại bỏ phố lên rừng. Hùng kể, đầu năm 2000, theo chủ trương của tỉnh, huyện kêu gọi người dân miền xuôi lên vùng núi xã Sơn Kim 2 xây dựng kinh tế mới.

Nhận được chủ trương này, anh làm đơn xin đảm nhận gần 1.000 ha rừng và đất lâm nghiệp. Sau khi được chính quyền chấp thuận, anh bắt đầu hợp tác với anh Đặng Quang Bảng, xóm Hà Chua, xã Sơn Tây cùng nhau vay tiền của ngân hàng để chung vốn mở đường lên núi làm trang trại.

“Thời bấy giờ, cả vùng rừng núi này toàn dây leo bụi rậm, muốn vào để mở đất buộc phải băng rừng, luồn lách qua gần 20 khe suối, ngày đêm sống chung với sên, vắt, muỗi. Vẫn còn đó dư âm nơi rừng thiêng, nước độc”, anh nhớ lại.

Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của người có máu làm ăn, sau khi mở xong 5 cây số đường rừng, anh bắt tay ngay vào công việc trồng cây, xây trang trại chăn nuôi trâu, bò. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, rồi anh cũng chắt chiu được lưng vốn kha khá.

Bàn tay làm nên tất cả

Có thêm vốn, anh tiếp tục phát quang thêm 200 ha đất rừng để trồng cây bản địa như dổi, lim, trám, vạng… và hơn 400 ha trồng keo lá tràm. Đến năm 2010, nhận thấy việc chăn nuôi trâu, bò sẽ ảnh hưởng đến vườn cây nên anh quyết định chuyển sang nuôi lợn rừng. “Nhận thấy thị trường tiêu thụ các món ăn đặc sản rừng ngày càng nhiều, trong khi thú rừng ngày càng ít, nên tôi quyết định nhân giống lợn rừng để cung cấp cho thị trường”, Hùng nói.
 

 
Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn:
“Đây là mô hình điển hình về phát triển kinh tế trang trại, góp phần làm giàu thêm vốn rừng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Chúng tôi khuyến khích các hộ gia đình đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình này, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng nông thôn mới thành công”.
Anh dồn vốn đầu tư 350 triệu đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên diện tích 30 ha rồi vào miền Nam chọn mua 4 con lợn F1 để nhân giống. Chỉ trong năm 2010 anh đã phát triển lên được hơn 20 con lợn giống và lợn thương phẩm. Cứ thế anh tiếp tục đầu tư tăng đàn, đến nay trang trại đã có 15 con nái đẻ và hơn 60 con lợn rừng thương phẩm.
Theo anh nhẩm tính, đến cuối năm nay nếu bán với giá bình quân 160.000 đ/kg thì ít nhất đàn lợn này cũng giúp anh thu về hơn 400 triệu đồng. “Nuôi lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần nuôi con khác. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi không có gì khó, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần với thức ăn chủ yếu như cây chuối, ngô, dây khoai và một số củ quả là đủ”, anh chia sẻ.
Gần 10 năm nay trang trại này đã tạo việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân 5 triệu đ/người/tháng cho 20 lao động thường xuyên và hơn 80 lao động hợp đồng theo thời vụ. Hiện tại, 400 ha keo cũng vào vụ thu hoạch, nếu bán với giá hiện tại, bình quân 1 ha keo sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 40 triệu đồng. 200 ha cây bản địa đang sinh trưởng, phát triển tốt, bình quân đường kính thân cây từ 50-60 cm, cao 6-7 m.
Nếu tính sơ sơ, sau khoảng 12 năm nữa diện tích rừng này sẽ mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng... "Năm 2013 tôi đặt kế hoạch phát triển 50-70 con lợn rừng sinh sản, 250-300 lợn thương phẩm. Đồng thời, mở rộng diện tích trồng rừng", anh Hùng nói.


 Thanh Nga
Nguồn: nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập336
  • Hôm nay32,002
  • Tháng hiện tại210,569
  • Tổng lượt truy cập90,273,962
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây