Học tập đạo đức HCM

Không gì lớn bằng nguồn lực trong dân

Thứ sáu - 13/04/2012 04:00
Phó Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND huyện Xuân Lộc Nguyễn Minh Nhật khẳng định, việc Xuân Định thành xã đầu tiên đạt chuẩn NTM hay Xuân Lộc sắp thành "huyện NTM" đầu tiên của cả nước cũng đều do ý chí và quyết tâm của người dân.
 
Ông Nguyễn Minh Nhật































>> Cán bộ tâm sáng, dân sẽ theo
>> Cú hích ''CLB trăm triệu''
Để minh chứng cho sức mạnh từ nguồn lực trong dân, ông Nhật nêu dẫn chứng: Riêng tại xã Xuân Định, nguồn lực trong dân đóng góp đã tạo ra sự ngạc nhiên lớn cho tất cả mọi người và đã giải thích tại sao Xuân Định lại đi đầu cả nước về xây dựng NTM. Chỉ nêu một ví dụ về chia sẻ nguồn lực tài chính thế này: Nếu như năm 2008, dân đóng góp để xây dựng nông thôn là 165 triệu, nhưng sang năm 2009 thì dân tham gia đóng góp 2,4 tỷ; sang năm 2010 tăng mạnh lên 20 tỷ và đột biến năm 2011 dân tình nguyện đóng góp cho phong trào NTM số tiền lên đến trên 60 tỷ đồng.
BỐN BÀI HỌC LỚN
Xuân Định đã là xã NTM, huyện Xuân Lộc (14 xã, 1 thị trấn) cũng đang dẫn đầu để tiến tới mục tiêu “huyện NTM” chỉ trong 2 năm nữa. Nhiều địa phương đang rất muốn biết Xuân Lộc đã làm thế nào để tạo ra sự bứt phá ngoạn mục?
Từ mô hình xã NTM đầu tiên của cả nước là Xuân Định, chúng tôi rút ra được 4 bài học kinh nghiệm gắn với nhân dân trong cách lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Thứ nhất, ngay từ đầu triển khai xây dựng NTM, chúng tôi gắn với Cuộc vận động học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mọi người nghĩ cuộc vận động làm theo Bác là để cho cán bộ, công chức Nhà nước, nhưng chúng tôi đã phát động ra toàn huyện, lấy đó làm cơ sở nền tảng tạo sự đồng thuận trong dân. Làm tốt điều này, có nghĩa chúng tôi đã thực hiện được công tác huy động nguồn lực tổng thể của toàn dân trong huyện rồi.
Thứ hai, chúng tôi gắn xây dựng NTM với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo thái độ trách nhiệm và đồng thuận. Thứ ba, chúng tôi gắn xây dựng NTM với phòng trào thi đua “dân vận khéo”, thực hiện một cách có trọng tâm, trọng điểm và từ thái độ trách nhiệm, sự đồng thuận trong dân sẽ dẫn đến hành động đúng để hướng đến mục tiêu xây dựng “tam nông”.
Thứ tư, chúng tôi chọn khâu đột phá về giao thông nông thôn và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo ra bước ngoặt lớn trên toàn huyện. Cả hai khâu đột phá này cũng do chính người dân quyết định là từng con đường, từng mảnh ruộng của mình sẽ như thế nào. Tất nhiên chúng tôi có sự định hướng để nhân dân khi bàn bạc sẽ đồng thuận hướng đến lợi ích chung: con đường đó, cánh đồng đó sẽ phải có lợi nhất cho cả tập thể, cả cộng đồng.  

 
Cán bộ phải biết gần gũi, sâu sát với dân mới giúp dân tin, dân nghe, dân hiểu và dân làm!
 
DÂN THẤY CÓ LỢI SẼ LÀM
Ông có nói đến bài học về công tác "dân vận khéo" để khơi dậy nguồn lực khổng lồ trong dân. Cụ thể Xuân Lộc đã “khéo” thế nào trong cách khơi dậy nguồn lực lớn này?
Để có thể làm tốt công tác “dân vận khéo”, chúng tôi đã xác định 91 khu, ấp trên toàn huyện có vai trò rất quan trọng, mang tính then chốt trong cuộc vận động xây dựng NTM. Cụ thể, Huyện ủy đã xây dựng hẳn Đề án 01 về việc “Xây dựng hệ thống tổ chức khu, ấp vững mạnh toàn diện”. Chính đề án này đã giúp nâng năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp gần dân, giao tiếp và triển khai các hoạt động liên quan đến xây dựng NTM. Đây là bài học kinh nghiệm rất lớn, bởi lẽ khi ấp yếu, khu phố yếu thì các mục tiêu triển khai thực hiện nhiệm vụ về nông nghiệp – nông dân – nông thôn sẽ vô cùng hạn chế. Dân không tin, không nghe, không làm thì sao xây dựng NTM được chứ?
Vậy có nghĩa, khâu đột phá về giao thông nông thôn của huyện chính là kết quả tất yếu của công tác dân vận rất hiệu quả này, thưa ông?
Đúng vậy. Kể từ khi phát động xây dựng NTM đến nay, Xuân Lộc đã thực hiện rất tốt việc xã hội hóa giao thông. Đặc biệt, việc làm đường nhận được sự sẻ chia, đóng góp rất lớn về đất đai của bà con. Ví dụ, huyện đang triển khai dự án đường giao thông quanh núi Chứa Chan, đi qua các xã Xuân Hiệp, Xuân Trường, Suối Cát và Xuân Thọ dài 3.500 mét đã nhận được sự hưởng ứng của 54 hộ dân qua việc hiến đất làm đường. Hay như tại 2 xã là Xuân Phú và Bảo Hòa (sẽ trở thành xã NTM trong năm 2012), năm 2009 mới triển khai xây dựng NTM thì đường giao thông nông thôn chỉ đạt 8%, nhưng đến nay đã nhựa hóa, bê tông hóa trên 60% và 100% được cứng hóa đến tận cánh đồng.
Ngoài giao thông, thành công lớn nhất của Xuân Lộc là hình thành được những cách đồng rất lớn, chuyên canh và có hàng trăm CLB năng suất cao để đưa nông dân vào làm ăn bài bản. Người ta nói, đây chính là nền tảng để Xuân Lộc có được sự bứt phá mạnh mẽ?
Quả thực đây là một thành tựu rất lớn vì vào thời điểm năm 2010, giá trị thu nhập đất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai là 49 triệu đồng/ha thì huyện đã gấp 1,5 lần khi đạt trên 70 triệu đồng/ha, đến cuối năm 2011 đã vượt xa hơn khi Xuân Lộc đạt gần 100 triệu đồng trên mỗi ha. Sở dĩ có được điều này vì ngay từ đầu, huyện đã có quy hoạch phân chia rất cụ thể từng khu vực sản xuất nông nghiệp chuyên canh và hình thành những cánh đồng lớn. Từ đó tập trung đưa KHKT để chuyển đổi cây trồng mang tính tập trung rất cao.
Riêng về kinh tế hợp tác, hiện Xuân Lộc có tới 282 CLB năng suất cao thường xuyên cập nhật giống mới, kỹ thuật mới và tương trợ lẫn nhau trong sản xuất. Sau đó hình thành tiếp Liên hiệp CLB năng suất cao (3 – 4 CLB hình thành 1 Liên hiệp). Hình thức không khác gì hợp tác xã nhưng chúng tôi tránh cách gọi cũ dễ gây dị ứng cho nông dân. Chỉ trong 2 năm qua, Xuân Lộc đã hình thành được 15 Liên hiệp CLB năng suất cao theo từng chủng loại cây trồng (bắp, tiêu, trái cây…) và tạo ra hàng loạt cánh đồng cho thu nhập lên tới 200 - 300 triệu đồng/ha.

 
LY NÔNG KHÔNG LY HƯƠNG
Ông Nhật cho biết, huyện Xuân Lộc đã kêu gọi được nhiều DN đầu tư tạo việc làm cho hàng chục nghìn dân trong huyện. Tiêu biểu là Cty TNHH giày Dona Standard Việt Nam trên địa bàn huyện Xuân Lộc đã giải quyết việc làm cho 13.000 lao động; giai đoạn 2 sẽ tạo thêm 3.000 việc làm nữa. Ngoài ra, huyện còn thu hút thêm một số DN lớn khác đầu tư như Cty DonaFood Đồng Nai, Cty Ajinomoto Việt Nam…
Ngoài ra, huyện còn hình thành 1 Trung tâm dạy các nghề như: dạy làm nấm rơm, nấm mèo, trồng trọt, chăn nuôi, nấu ăn, làm tóc, may mặc, lái xe… và liên kết với các trường khác để đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi người dân.
 
 
Theo NNVN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,060,462
  • Tổng lượt truy cập92,234,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây