Học tập đạo đức HCM

Kiếm hàng chục triệu đồng/tháng từ nuôi yến tại nhà

Thứ tư - 29/08/2012 06:25
Trong những năm gần đây, nguồn thu từ mô hình nuôi yến tại nhà được ví như "hái" vàng của thiên nhiên ban tặng.

 


 >>  Làm giàu từ...chim trĩ đỏ
 >>  Anh giáo làng trở thành triệu phú nhờ…chim trĩ

Bởi mỗi kg yến nuôi bán giá khoảng 35 triệu đồng. Thế nhưng, còn đó nhiều ý kiến trái chiều về phát triển nghề nuôi yến.
 
 
Lợi ích kinh tế cao

Để nuôi yến, người dân phải đầu tư nhà cao tầng (khoảng 3 tầng trở lên), xung quanh tòa nhà đặt những lỗ nhỏ vừa đủ chim yến chui vào. Bên trong lắp ráp các khung gỗ hình vuông, để chim yến bám vào làm ổ. Điều quan trọng, xung quanh mô hình nuôi yến phải đặt hệ thống âm thanh giả làm tiếng chim yến gọi bầy suốt 24/24.
 
Chi phí xây dựng mô hình nuôi yến khoảng dưới 1 tỷ đồng, nếu làm công phu hơn theo cấu trúc Malaysia thì chi phí đầu tư gần 2 tỷ đồng. Đầu tư hàng tỷ đồng nhưng người nuôi yến có thể thu lợi hàng chục triệu đồng/tháng, nguồn thu từ chim yến thiên nhiên không có giới hạn dừng.
 
Một hộ nuôi yến lâu năm ở P.Trần Phú cho biết: "Trước đây tôi thu lợi gần chục kg yến mỗi tháng, còn bây giờ người nuôi nhiều nên số chim yến bị phân tán, hiện mỗi tháng tôi kiếm khoảng 2 - 3 kg yến mỗi tháng. Mỗi kg yến nuôi hiện khoảng 35 triệu đồng/kg. Như vậy, gia đình thu lợi gần 100 triệu đồng/tháng. Trong khi mỗi ngày chỉ tốn kém tiền điện chạy loa phát tiếng chim yến."
 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 100 hộ nuôi yến ở các huyện đồng bằng, riêng TP.Quảng Ngãi có trên 12 hộ nuôi yến bằng mô hình dụ yến bằng tiếng chim từ hệ thống âm thanh tự tạo.
 

Mỗi kg yến nuôi hiện khoảng 35 triệu đồng/kg. Mỗi gia đình có thể thu hàng chục triệu đồng/tháng.


Phiền toái nơi đô thị
 
Từ khi nở rộ phong trào nuôi yến, nhiều người dân sống gần các hộ nuôi yến cảm thấy mệt mỏi, bức xúc khi hứng chịu tiếng yến kêu inh ỏi suốt cả ngày.
 

Nuôi chim yến trong nhà đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lại gây ra những phiền nhiễu nếu nuôi ở khu vực dân cư đông đúc.

 
Anh Nguyễn Thanh Bình (ngụ trên đường Võ Tùng) bức xúc: "Lúc đầu nghe tiếng chim yến phát ra, mọi người thấy thú vị vì có tiếng chim hót ở phố thị. Nếu chỉ nghe vào ban ngày, chúng tôi có thể chấp nhận được, chứ chịu đựng 24/24 thì chúng tôi khổ sở theo"
 
Cùng chung cảnh ngộ với anh Bình, nhiều hộ dân ở các tuyến đường như Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Công Phương, Võ Tùng,... cảm nhận sự phiền toái từ máy phát tiếng chim yến suốt ngày suốt đêm.
 
Hiệu quả từ việc nuôi yến với diện tích 300m2, ông Huỳnh Kim Lập (ngụ ở P.Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi) đầu tư nhà nuôi chim yến ở xã Đức Minh (huyện Mộ Đức) chia sẻ: "Vì trong địa bàn TP.Quảng Ngãi đã có quá nhiều hộ dân nuôi nên hiệu quả không cao. Mặt khác, để tránh phiền toái cho người dân khi phát ra tiếng chim yến, tôi chọn miền quê thưa thớt khu dân cư và nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào để xây nhà nuôi yến. Quả thật, hiệu quả ngoài sức tưởng tượng của tôi".
 
Trao đổi với PV Dân trí, ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Hiện tại Sở vẫn chưa có kế hoạch kiểm tra, đo nồng độ tiếng ồn từ máy phát dụ chim yến và tác động môi trường từ phân thải chim yến. Trong thời gian tới, chúng tôi triển khai cuộc kiểm tra, sau đó tham mưu UBND tỉnh phương án tổ chức, quy hoạch nuôi yến cho phù hợp, tránh các bức xúc của nhân dân do tiếng ồn từ máy phát dụ chim yến".
 
Cũng theo ông Tô, nếu người dân nuôi yến ở miền nông thôn thì hiệu quả có thể tốt hơn ở thành phố, đồng thời không bị ảnh hưởng lớn do tiếng ồn và mức độ chim tự nhiên khả quan hơn.
 
 

    Hồng Long

 Theo Dân trí


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại913,627
  • Tổng lượt truy cập92,087,356
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây