Học tập đạo đức HCM

Kỹ sư thủy lợi mát tay... nuôi lợn rừng

Thứ ba - 10/07/2012 21:52
(Dân Việt) - Đang có công việc ổn định với thu nhập khá ở Hà Nội, nhưng vì đam mê... lợn rừng mà anh Thái Đình Hải (27 tuổi) quyết định về quê ở Nghệ An thực hiện niềm đam mê của mình.

Tôi biết Hải cách đây vài năm, khi anh là một kỹ sư trẻ chuyên ngành công trình thủy lợi làm việc ở Hà Nội. Bẵng đi một thời gian, trong lần công tác mới đây ở Nghệ An, tôi tình cờ gặp lại anh...

Được chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn lợn rừng của anh Hải lớn rất nhanh.

Biến ý tưởng thành hành động

Lần gặp này, Hải đưa tôi đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. “Mình bỏ việc về quê chăn lợn được gần hai năm nay rồi” - Hải bắt đầu câu chuyện bằng thông báo “xanh rờn” như vậy. Thấy tôi hoài nghi, anh lấy trong cặp ra một tập bản thiết kế chuồng trại, kế hoạch nhập, xuất lợn hàng tháng... và khoe: “Tháng 4 có 5 nái đẻ, mỗi nái đẻ 8 - 10 con. Tháng 6 có 8 nái đẻ, dự kiến mỗi nái đẻ 10 con...”. Vậy là tôi tin Hải nói thật.

Giải thích về quyết định “ngược đời” của mình, Hải cho biết: “Hồi còn làm các công trình thủy lợi, mình đi rất nhiều nơi và thấy rất nhiều mô hình chăn nuôi rất hay, hiệu quả. Nhưng thú vị nhất vẫn là mô hình nuôi lợn rừng của các hộ dân ở Ba Vì (Hà Nội). Thích thì thích rồi, nhưng mãi đến khi gặp một người bạn cùng ý tưởng, tôi mới quyết định rời Hà Nội về quê nuôi lợn”.

Trước khi đưa ra quyết định, Hải đã tìm hiểu rất kỹ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lợn rừng của các khách sạn, nhà hàng. Điều anh ghi nhận được là nhu cầu tiêu thụ lợn “sạch” và có chất lượng là rất lớn, nhưng đều chưa đáp ứng được. Tìm được đầu ra, anh bắt đầu tính đến việc chăn nuôi. “Tôi đến Viện Chăn nuôi quốc gia để tìm hiểu và được TS Võ Văn Sự - Trưởng Bộ môn Động vật quý hiếm và đa dạng sinh học tư vấn. Từ đó, tôi quyết định mua 16 con giống trị giá gần 100 triệu đồng về nuôi” - Hải cho biết.

Bảo hành giống, hỗ trợ kỹ thuật

Hải sống ở TP.Vinh, nên để có đất xây dựng trang trại, anh đã đi tìm khắp nơi và cuối cùng chọn khu đồi ở thôn 6, xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), cách Vinh khoảng 10km. Trang trại của Hải rộng hơn 4.000m2, được chia thành 4 dãy chuồng, 2 dãy nuôi lợn nái và 2 dãy nuôi lợn thịt.

Mỗi dãy có 8 chuồng, lợn nái cứ 1 chuồng nhốt 1 con, còn lợn thịt trung bình 4-6 con/chuồng. Hải cho hay, trước kia anh định xây chuồng rộng, nhưng khi được TS Sự tư vấn, anh chỉ làm mỗi chuồng trung bình khoảng 8m2.

Hải kể: “Thấy tôi tâm huyết với con lợn rừng, bác Sự đã vào tận nơi để hướng dẫn cách xây chuồng, bảo quản thức ăn, rồi phòng chống bệnh tật... Đúng mùng 8 Tết năm 2011, con nái đầu tiên ở trang trại đẻ được 7 con.

Vì chưa có kinh nghiệm nên mình tính sai ngày nó đẻ. Sáng hôm đó tôi ra thăm chuồng thì thấy 7 con lợn con khỏe mạnh, mình vằn sọc dưa bở đang bú mẹ, tôi vui quá hét lên: Lợn đẻ rồi, lợn đẻ rồi...”.

Vừa làm vừa học từ lúc “chưa biết gì”, đến nay Hải đã trở thành một “kỹ sư” thành thục việc bắt bệnh, đỡ đẻ cho lợn.

Ngoài học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia ở Viện Chăn nuôi, anh còn tìm đến các trang trại nuôi lợn rừng ở Ba Vì, Thanh Hóa, Nghệ An... để trao đổi và học qua tài liệu, sách, báo. Cứ như vậy, vừa làm vừa học từ lúc “chưa biết gì”, đến nay Hải đã trở thành một “kỹ sư” thành thục việc bắt bệnh, đỡ đẻ cho lợn.

Hiện trang trại của anh có 20 con lợn nái, 30 lợn thịt và hơn 50 lợn choai. Vừa qua anh xuất bán gần chục con lợn giống, loại từ 12-15kg/con giá 250.000 đồng/kg, loại 10kg/con giá 300.000 đồng/kg, lợn thịt 180.000 - 200.000 đồng/kg. Đối với lợn giống, anh bảo hành, hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ nuôi đến khi lợn đẻ, sinh trưởng tốt.

Theo lời Hải, với quy mô trang trại hiện nay anh khó có thể cung cấp đủ lợn giống và lợn thịt cho nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn.

“Tôi đang định thầu thêm khu đồi cạnh trang trại, nhưng vẫn còn khó khăn về thủ tục.Nếu được chính quyền thôn, xã tạo điều kiện, tôi sẽ thầu thêm khoảng 10.000m2 nữa, dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 10 lao động và sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu con giống, thúc đẩy phong trào chăn nuôi “con đặc sản” ở Nghệ An, Hà Tĩnh”.

Theo Danviet
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập275
  • Hôm nay37,185
  • Tháng hiện tại812,463
  • Tổng lượt truy cập91,986,192
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây