Học tập đạo đức HCM

Làm giàu nhờ hoa lan Mokara

Thứ tư - 26/10/2016 20:46
Với diện tích 2.500 mét vuông, vườn hoa lan Mokara của chị Phạm Thị Nhung ở xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận cho gia đình chị thu nhập gần 50 triệu đồng/tháng.

Nhờ đó, chị Phạm Thị Nhung đã vươn lên làm giàu từ nghề trồng hoa lan, trở thành tấm gương điển hình hộ nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Ninh Thuận.

Năm 2012, trong chuyến đi du lịch ở huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, tình cờ gặp mô hình trồng hoa lan rất hiệu quả, chị Nhung quyết tâm học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan. Bước đầu, chị trồng thử nghiệm 500 m2 hoa lan trên nền đất ruộng cải tạo với các giống Mokara, Dendro thích hợp với khí hậu khô nóng của tỉnh Ninh Thuận.

 lam giau nho hoa lan mokara hinh anh 1

Đóng thùng hoa lan Mokara xuất đi các nơi tiêu thụ.

Thời gian đầu do thiếu kinh nghiệm chăm sóc, cộng với nguồn nước tưới tại địa phương bị nhiễm phèn nên lan bị chết nhiều, cây không ra hoa đều. Không nản chí, chị lại lặn lội tới các nơi trong TP Hồ Chí Minh để học hỏi thêm kỹ thuật trồng, chăm sóc, đến cách thức sử dụng phân bón, thuốc... Nhờ chịu khó nghiên cứu chị đã dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nên đến nay, hoa lan của chị đạt tỷ lệ sống gần 100%.

Chị Nhung cho biết, chọn giống là khâu quan trọng nhất, vì giống sẽ quyết định đến chất lượng hoa sau này. Cây giống Mokara có hai nguồn chủ yếu, một là nhập khẩu từ Thái Lan, hai là từ các nhà vườn. Cây giống phải sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, mua ở những nơi có uy tín.

Đất chọn trồng Mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao. Để tạo độ ẩm cho cây trong điều kiện khí hậu nắng nóng nên trồng lan trên những luống hình chữ nhật xây bằng gạch, chiều rộng từ 0,7 - 1,2 m tùy theo cách trồng từ hai hàng cây hay bốn hàng cây. Chiều cao của luống tính từ mặt đất là 30 cm. Luống cách luống 0,5m để làm lối đi, tạo khoảng cách để cây phát triển đồng đều, bên dưới mỗi luống trải lót một lớp cát mịn, tiếp theo là đất, trên cùng rải lớp vỏ lạc, cây con được cột vào các nẹp để cố định cây khỏi bị gãy, ngã.

Sau thành công ban đầu chị đầu tư mở rộng diện tích vườn lan lên 2.500 m2, trồng thêm 10.000 gốc lan Mokara và trung bình ba ngày chị Nhung cắt cành lại một lần. Với giá dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/cành, mỗi tháng chị thu về gần 50 triệu đồng. Hiện tại, chị Nhung tự nhân giống cây con để thay đổi cây giống khi hết năng suất ra hoa và bán giống cây ra thị trường.

Chị Nhung chia sẻ: “Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng, thời tiết Ninh Thuận quanh năm nắng nóng lại ít sương muối nên cây cho hoa đều, nếu chăm sóc đúng cách hoa sẽ đẹp, bông to hơn những nơi khác. Vào những ngày nắng nóng nên tăng cường tưới nhiều lần trong ngày để cây luôn giữ được nước và tránh hiện tượng rụng lá, hạn chế quang hợp để lan Mokara không mất sức, thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm”.

Bên cạnh đó, hoa lan Mokara ít khi bị sâu bệnh tấn công do cây lan có sức sống mạnh. Giống lan này trồng đến tháng thứ mười hai thì cho thu hoạch ổn định, trường hợp cây lan khỏe mạnh sẽ cho 7 - 8 nhánh trong một năm, phun thêm phân dưỡng hoa để giúp hoa bền và màu sắc tươi đẹp.

Nguồn tiêu thụ lan Mokara cắt cành của chị Nhung chủ yếu là các chợ lớn và shop hoa ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Theo chị Nhung, hiện nay nhu cầu hoa lan trên thị trường rất lớn, nếu trồng chăm sóc hoa lan đúng kỹ thuật, tỉ lệ ra hoa và chất lượng tốt thì không đủ hàng để bán. Khu vườn được thiết kế theo kiểu nhà lưới che nilon có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng, cùng hệ thống tưới phun sương...

Với mức thu nhập hơn nhiều lần so với trồng các loại cây khác, nghề trồng hoa lan cắt cành hiện đã và đang trở thành xu hướng mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần phải có sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện của ngành chức năng, nhất là định hướng phát triển và đầu ra cho sản phẩm.

Theo Nguyễn Thành (Báo Tin tức)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập468
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại842,414
  • Tổng lượt truy cập92,016,143
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây