Học tập đạo đức HCM

Làm giàu trên "cánh đồng chết"

Thứ sáu - 25/04/2014 22:16
Cánh đồng nhiễm phèn chua nặng nhưng qua bàn tay cải tạo của anh Khẩn đã biến thành trang trại lớn, mỗi năm thu về hàng trăm triệu.
 
Làm giàu trên cánh đồng chết
Anh Khẩn chăm sóc gia cầm


Nhờ học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật, anh Bùi Như Khẩn, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã biến “cánh đồng chết” thành trang trại chăn nuôi lợn gà, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Trang trại của anh Bùi Như Khẩn nằm giữa cánh đồng bỏ hoang, cách khu dân cư một con suối nhỏ. Sau thời gian phục vụ quân ngũ, anh Khẩn trở về địa phương lập nghiệp. Không có đồng vốn, tay nghề cũng không, thấy người trong làng làm gì là anh Khẩn làm theo. Theo trai làng đi cuốc than thổ phỉ. Rồi thì xin vào HTX làm thợ điện, nghề gì anh cũng đã trải qua.

“Nhưng làm than thổ phỉ thì bấp bênh, làm điện thì mỗi năm chỉ được 50 - 60 kg gạo, HTX giải thể thì tôi cũng thất nghiệp. Tay trắng lại hoàn tay trắng”, anh Khẩn tâm sự.

Ở xóm Vọ, xã Cuối Hạ, có một cánh đồng bỏ hoang. Người dân vẫn quen gọi là “cánh đồng chết”. Anh Khẩn cho biết, ngày trước, phía trên đồi là bãi khai thác than và ti tan. Mùa mưa, mùa nắng, nước thải theo suối chảy xuống. Cây cỏ cũng không sống được chứ đừng nói là hoa màu. Bởi thế, khi anh Khẩn lên xã xin thuê 300 m2 đất nông nghiệp của HTX ở ngoài cánh đồng để khai hoang, ai cũng ngạc nhiên. Có người bảo anh “có mắt mà như mù”.

Tự nhủ mình có sức người là có tất cả, anh Khẩn bắt tay vào khai hoang. Vì là đất xấu, độ nhiễm phèn chua quá nặng nên đầu tiên anh thuê thợ về cải tạo đất. Nào là đào mương, đắp cát rồi rắc vôi. Có lần chỉ sau một đêm mưa, nước từ trên núi tràn về, cát vần theo bao công sức anh bỏ ra lại trôi theo dòng nước. Nhưng anh Khẩn không nản chí. Anh kéo cả vợ con cùng xuống làm với mình.

Những năm 2000 vùng Cuối Hạ dấy lên phong trào trồng cây bầu và bí. Anh trồng thử vài vụ, nhưng cũng không ăn thua. Năm thì trắng tay vì sâu bệnh, năm được mùa thì mất giá, có khi phải đổ cho bò ăn. Sau nhiều đêm bắt tay lên trán suy nghĩ, làm gì để thoát nghèo.

Với tâm niệm “không ly hương”, anh Khẩn quyết định chuyển sang làm trang trại nuôi lợn và gia cầm. Với số vốn ban đầu là 101 triệu đồng, anh đầu tư xây dựng tường bao, bể phốt, hệ thống chuồng trại. Mới đầu, anh đầu tư 200 con lợn nái, và 50 con gà giống. Lợn thì bắt giống ở Hà Tây (cũ). Gà thì anh bắt từ Bắc Giang về.

“Trang trại của gia đình anh Bùi Như Khẩn là một mô hình điển hình của xã Cuối Hạ, dám nghĩ dám làm, khai hóa đất hoang làm ăn có hiệu quả. Năm 2013 đoàn cán bộ tỉnh Hòa Bình đã về tham quan và hỗ trợ 1 bể biogas. Nhiều đoàn tham đã đến học hỏi mô hình làm kinh tế của anh Khẩn”, ông Nguyễn Văn Dưn, Phó Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ.

Do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật lại không có, nên chỉ vài ba ngày đàn lợn gần 100 con và đàn gà của anh bị chết vì dịch tả. Nguyên nhân vì thức ăn chăn nuôi ngâm ủ sai quy định, vượt quá 4 - 5 tiếng, nên bị ôi thiu. Sau thất bại đó anh đã lên thị trấn Bo, đề nghị cán bộ thú y về tận nơi tập huấn hướng dẫn anh cách chăn nuôi, xử lý bệnh tật của gia súc, gia cầm.

Từ chỗ phải nhờ người về từng đợt, đến nay anh Khẩn đã có thể “nhìn mắt mà bắt bệnh” của đàn lợn và gia cầm. Hằng tháng, anh tiến hành phun thuốc phòng bệnh. Chuồng trại luôn được đảm bảo sạch sẽ. Tận dụng mảnh đất còn trống, anh đào thêm một ao cá vừa nuôi cá, vừa làm hồ bơi cho đàn vịt.

Nhờ đường giao thông tiện lợi, gần nơi trung chuyển lên chợ thị trấn, những vụ đầu tiên anh đã xuất chuồng 300 con lợn/năm. Với gần 1 tấn gà, ngan vịt, trừ chi phí, anh cũng thu về trên dưới 200 triệu đồng/năm. Hiện tại anh đang tăng đàn lợn lên hơn 500 con và số gà, vịt, ngan… cũng không ngừng tăng lên.

Đầu tư lớn nhưng anh vẫn tự cho rằng “mình phải vừa làm vừa học, cái quan trọng là phải biết vận dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi”. Ngoài làm giàu cho gia đình, anh còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong thôn xóm, với mức lương 2 - 3 triệu đồng/tháng.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay33,361
  • Tháng hiện tại264,065
  • Tổng lượt truy cập92,641,729
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây