Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nuôi vịt

Thứ hai - 27/08/2012 20:30
Từ khi tiếp cận được với mô hình nuôi vịt bãi, cuộc sống của nhiều hộ gia đình sống dọc hai bên bờ đê Hữu Hồng (thuộc xã Duyên Hà và Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã khấm khá hơn. Không ít hộ có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Cách đây khoảng 10 năm, người dân sống tại hai xã Duyên Hà và Đông Mỹ (dọc đê Hữu Hồng) kiếm sống chủ yếu bằng nghề làm nông và buôn bán nhỏ ngoài chợ. Tuy nhiên, thu nhập chỉ đủ sống, không có thêm phần tích lũy. Sau khi được phổ biến về mô hình nuôi vịt ngoài bãi, một số hộ gia đình đã tìm hiểu và quyết định thử nghiệm mô hình sản xuất mới này. Đến nay, nhiều bà con đã gặt hái được thành quả.

Từ những con kênh, đầm chứa nước ban đầu thuê được từ chính sách giao thầu của Nhà nước, gia đình ông Đặng Văn Được đã không quản vất vả ngày đêm đắp bờ, khơi thông dòng chảy, mở rộng và xây dựng các hệ thống phụ trợ phục vụ cho việc chăn nuôi. Lứa đầu tiên chỉ dám đầu tư gần trăm con vịt, nhưng cũng mang lại năng suất khá. Cứ thế, gia đình xin đấu thầu thêm đất ven đê, nâng dần số lượng con giống. Đến nay, gia đình ông đã có gần 10 mẫu đất (khoảng 4.000m2) với số lượng con giống lên tới cả ngàn con mỗi lứa.
 
 
Đa phần các hộ trong hai thôn chọn nuôi vịt bơ vì giống vịt này có tỷ lệ nạc lớn, tăng trọng nhanh và khả năng chống chịu bệnh tật rất tốt. Mỗi lứa nuôi kéo dài khoảng 60 ngày có thể chọn bán. Với giá 37.000 đồng/kg, trừ chi phí giống, thức ăn, chăm sóc, mỗi lứa chọn bán vài trăm con đã cho thu nhập vài chục triệu đồng. Anh Lê Văn Trung (xã Duyên Hà), chủ thu mua vịt cho biết, vịt sau khi thu mua chủ yếu bán cho tiểu thương ở chợ Hà Vĩ, Vạn Phúc… Thi thoảng khi thị trường có nhu cầu có thể xuất đi các tỉnh, thành. Các nhà hàng cũng đặt mua rất nhiều. Thị trường không thiếu, chỉ lo cung không đủ cầu.

Tuy nhiên, nghề nuôi vịt bãi đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó biến động về giá cả thị trường và dịch bệnh là hai vấn đề đáng lo ngại nhất. Bên cạnh đó, vốn đầu tư ban đầu đang là một trở ngại lớn đối với nhiều gia đình. Vịt con có giá khoảng 11.000 đồng/con, cộng với các chi phí ban đầu khác thì vốn đầu tư cũng lên đến cả trăm triệu đồng một đàn. Chính vì vậy, dù hiện nuôi vịt bãi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện tăng gia sản xuất. 
 
Bài, ảnh: Trọng Tùng
Nguồn:ktdt.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại909,571
  • Tổng lượt truy cập92,083,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây