Học tập đạo đức HCM

Làng nuôi rắn "rủ" nhau thoát nghèo

Thứ tư - 08/08/2012 05:41
Từ vùng quê thuần nông, thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông (Duy Tiên - Hà Nam) đã trở thành nơi cung cấp khối lượng lớn rắn thương phẩm, đem lại tiền tỷ mỗi năm cho không ít hộ gia đình.
Gia đình bà Nguyễn Thị Nền thoát nghèo nhờ nuôi rắn.

Chúng tôi tìm gặp anh Nguyễn Kế Đông vào một buổi trưa nắng gắt tháng 7. Anh là người đầu tiên đưa các loại rắn độc về làng Bạch Xá, giúp tên tuổi làng gắn liền với rắn thương phẩm. Đầu năm 1990, anh Đông bắt đầu thực hiện mô hình với 5 chuồng nuôi rắn hổ mang và rắn hổ trâu; mỗi chuồng rộng khoảng 3m2, nuôi 30-40 con.

Qua tìm hiểu sách báo và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, nhận thấy rắn hổ mang là loài ăn tạp, dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn lại dễ kiếm (chủ yếu là gà và vịt con chết, trứng ấp hỏng, cóc nhái…) nên anh đã nhanh chóng mở rộng chuồng nuôi. Đến nay, gia đình anh sở hữu hàng trăm ổ rắn, nuôi tại 3 trại với hơn 5.000 con, trong đó, có hơn 1.000 rắn bố mẹ để nhân giống và 4.000 rắn thương phẩm.

Người cùng phát triển nghề nuôi rắn với anh Đông là ông Nguyễn Thế Sang. Tuy mới chỉ xây chuồng trại nuôi rắn được 3 năm nhưng ông đã có trong tay gần 600 trăm con rắn thương phẩm. Trọng lượng mỗi con đạt 1,5 -2kg, trong đó có khoảng 260 con chuẩn bị sinh sản.

"Ban đầu, tuy chưa có kinh nghiệm nhưng tôi vẫn mạnh dạn đầu tư vốn mua rắn giống về nuôi. Tôi may mắn nhận được sự giúp đỡ của những người đi trước nên ngay lứa đầu tiên đã thắng lớn. Nếu rắn sinh sản đều, chỉ cần bán rắn con tôi cũng đã thu lại vốn liếng, chưa tính đến hơn một nửa số rắn thương phẩm", ông Sang chia sẻ.

"Rắn chỉ ăn mạnh trong khoảng tháng 6-7, trung bình 2 ngày cho ăn một lần, đến mùa đông thì ngừng. Sau 2 năm mỗi con đạt 2,5-4kg, bán với giá 800.000-1 triệu đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi khoảng 400.000- 500.000 đồng/con", anh Đông chia sẻ.

Cũng theo anh Đông, rắn thường đẻ trứng vào tháng 5 đến đầu tháng 6, đây là thời gian bận bịu nhất đối với người nuôi rắn. Trứng ấp 52-53 ngày thì nở với tỷ lệ lên đến 95-97%.

 

Số lượng rắn của thôn Bạch Xá được thương lái thu mua hết.


Giá rắn con dao động từ 150.000-170.000 đồng/con, tùy loại; trứng có giá 60.000 đồng/quả. Với giá thành như hiện nay, trừ chi phí, mỗi năm người dân thôn Bạch Xá thu về hàng tỷ đồng. Thôn có khoảng 490 hộ thì có tới 300 hộ nuôi rắn thương phẩm và rắn sinh sản.

 

"Hiện, nghề nuôi rắn đang khá phát triển, thị trường lại ưa chuộng loại đặc sản này nên thương lái tìm đến tận nơi thu mua để cung ứng cho thị trường Hà Nội", một người dân thôn Bạch Xá chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Nền cho hay, nghề nuôi rắn giúp gia đình đổi đời. Tận dụng mấy ô chuồng lợn bỏ trống, bà xây 10 chuồng nuôi rắn, mỗi nămxuất bán hơn 300 con rắn thương phẩm. Cuối năm 2011, bà thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 80 triệu đồng.

Nguồn lợi từ nghề nuôi rắn thương phẩm mang lại không nhỏ nhưng nguy hiểm cũng không ít. "Số người bị rắn cắn trong những năm qua ở Bạch Xá khá nhiều nhưng đều được sơ cứu kịp thời", ông Nguyễn Khắc Hiếu, Trưởng thôn cho biết.

Sau hơn 20 năm nuôi rắn, bộ mặt của xóm làng đã đổi thay. Đường làng ngõ xóm to và rộng hơn, mở lối cho ô tô của các thương lái đỗ kín đường thu mua rắn. Tiếng còi xe, dòng người ngược xuôi khiến làng quê vốn tĩnh lặng bỗng trở nên nhộn nhịp. Người dân Bạch Xá đã không còn xa lạ hay sợ hãi loài bò sát cực độc này, bởi rắn đã đem lại cho họ cuộc sống khá giả hơn.

Hải Triều

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay19,065
  • Tháng hiện tại401,088
  • Tổng lượt truy cập90,464,481
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây