Học tập đạo đức HCM

Lợi ích phụ phẩm khí sinh học: Làm phân bón

Thứ ba - 25/11/2014 01:56
Phụ phẩm KSH có nhiều lợi ích đối với canh tác nông nghiệp, nếu biết sử dụng đúng cách sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu vào cho người nông dân:
Khí sinh học (KSH) là một giải pháp giúp xử lý chất thải chăn nuôi hữu hiệu. Nhiều người dân đã biết đến các lợi ích của phụ phẩm KSH, tuy nhiên chưa có nhiều người hiểu rõ lợi ích tiềm năng của nó. Phụ phẩm KSH là sản phẩm ở dạng lỏng và rắn của quá trình phân giải cơ chất, gồm 3 phần là nước xả (chất lỏng xả ra khỏi bể phân giải), bã cặn (chất đặc lắng đọng ở dưới đáy bể phân giải) và váng (chất đặc nổi lên bề mặt dịch phân giải trong bể phân giải). Theo kết quả nghiên cứu khoa học, thành phần của phụ phẩm KSH gồm 93% nước, 7% chất khô trong đó 4,5% là hợp chất hữu cơ và 2,5% là các chất vô cơ. Phụ phẩm KSH có nhiều lợi ích đối với canh tác nông nghiệp, nếu biết sử dụng đúng cách sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu vào cho người nông dân: Cải tạo đất Phụ phẩm KSH đóng vai trò của một hợp chất hữu cơ nên khi sử dụng lâu dài cho đất sẽ có tác dụng cải thiện khả năng canh tác của đất, tăng hoạt động của hệ vi sinh vật đất (nhất là vi sinh vật hảo khí) thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường và duy trì độ phì nhiêu của đất. Các loại phụ phẩm của công trình khí sinh học còn giúp cải thiện chế độ không khí trong đất làm đất tơi xốp hơn, giảm độ nén chặt, đất mềm, làm tăng khả năng giữ nước, thấm nước, đất dễ vỡ có lợi cho việc canh tác đồng thời làm giảm sự xói mòn do gió và nước. Tăng năng suất cây trồng Theo nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa, sử dụng phụ phẩm KSH để bón cho bắp cải cho năng suất tăng 24% so với công thức chỉ bón bằng NPK (liều lượng: 200 kg N, 100 kg P2O5, 100 kg K2O). Nếu quy đổi sang phân urê, supe lân và phân kali (KCl) thì với mỗi ha trồng bắp cải trong một vụ, người dân tiết kiệm được: 60,76 kg đạm urê, 65,40 kg supe lân và 47,50 kg KCl. Thêm vào đó, bón bổ sung nước xả cho bắp cải đã làm giảm 50% số lần cần phun thuốc trừ sâu cắn lá cho một vụ. Kết hợp nước xả và phân hóa học bón cho đậu, mướp, đậu tương và ngô (so sánh với bón phân chuồng kết hợp với phân hóa học) cho thấy với cùng lượng phân hóa học như nhau, khi bón bằng nước xả, năng suất tăng 19% với đậu, 14% với mướp, 12% với đậu tương và 32% với ngô so với lô bón phân chuồng kết hợp phân hóa học. Sử dụng phụ phẩm KSH làm phân bón cho cây trồng có thể thay thế hoàn toàn hoặc một phần phân hóa học. Nước xả có thể sử dụng trực tiếp như bón vào gốc hay phun lên lá, có thể hòa thêm một số loại phân hữu cơ hoặc dùng riêng để bón cho cây trồng. Theo các chuyên gia, để đảm bảo hàm lượng nitơ trong nước xả, có thể bổ sung 2 - 5% supe lân theo trọng lượng. Nghiên cứu của Viện Năng lượng Việt Nam năm 1990 cho biết, bảo quản nước xả theo cách này có thể lưu giữ đến 50 ngày với lượng nitơ tổn thất từ 15 - 20%. Nếu không bổ sung supe lân, tổn thất nitơ có thể lên đến 70%. Ngoài ra, phụ phẩm KSH còn có thể sử dụng làm thức ăn bổ sung cho ao cá rất hiệu quả. Hạn chế sâu bệnh Kết quả nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bón phụ phẩm KSH (chất lượng tốt) có thể kìm hãm, hạn chế rệp xanh hại rau, bông và lúa mỳ, bệnh đốm lá ở một số loại cây trồng. Nói chung có thể hạn chế sự phát triển của sâu bệnh 30 - 100%. Nếu trộn vào phụ phẩm KSH một lượng nhỏ thuốc trừ sâu (khoảng 10%) sẽ tăng được hiệu quả của thuốc trừ sâu, hiệu quả nhanh (sau 48 giờ đã có tác dụng) do đó có thể giảm bớt lượng thuốc trừ sâu bón cho cây trồng, hạn chế độc hại, ô nhiễm môi trường và tiết kiệm. Ngoài các lợi ích trên, người ta còn sử dụng phụ phẩm KSH vào nhiều việc khác như xử lý hạt giống, nuôi giun đất, trồng cây không dùng đất… Các kết quả thí nghiệm cũng như kinh nghiệm thực tế đều cho thấy ứng dụng phụ phẩm KSH đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. (Còn nữa)
LÊ THUẬT
Theo: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại182,052
  • Tổng lượt truy cập88,860,386
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây