Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Mở cửa hàng kết nối nông dân - người tiêu dùng

Thứ hai - 23/07/2012 00:03
Trước khó khăn của nhiều nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng chưa có nơi tiêu thụ, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ ND (Hội ND Hà Tĩnh) đã mở cửa hàng nông sản an toàn để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

 

Sản phẩm sạch vẫn khó bán

Năm 2010, Hội ND Hà Tĩnh triển khai chương trình canh tác lúa theo phương pháp cải tiến (SRI) tại 3 huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Đây là phương pháp sản xuất lúa sạch theo phương pháp của ND Nhật Bản, chăm bón hài hoà giữa phân hữu cơ và vô cơ, không phun thuốc diệt cỏ... đem lại những ưu điểm rất quan trọng về môi trường, sức khoẻ cho nhà nông.

Cửa hàng nông sản sạch của Hội ND Hà Tĩnh.

Xã Đức Lâm (huyện Đức Thọ) là một trong những địa phương đi đầu về áp dụng mô hình trồng lúa SRI. Nông dân Nguyễn Đình Trọng cho biết: Gia đình đã làm 2 sào lúa vụ mùa áp dụng phương pháp SRI, nhưng sản phẩm của chúng tôi làm ra vẫn chưa được thị trường đánh giá đúng với chất lượng của nó. ND phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nhưng hạt lúa sạch bán ra cũng như lúa thường nên chúng tôi thấy nản.

Không chỉ mặt hàng lúa sạch, thời gian qua tại xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà) hàng ngàn tấn rau, củ, quả sạch sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng ND phải bán tống bán tháo. Ông Nguyễn Văn Thìn- Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn cho biết, rau Tượng Sơn sản xuất rất sạch, mỗi ngày ở đây thu hoạch hàng tấn bí xanh, dưa chuột, mướp… bà con phải đem lên chợ TP.Hà Tĩnh từ 2- 3 giờ sáng bán cho tư thương với giá rẻ.

Nơi chỉ bán nông sản sạch

Cuối năm 2010, Trung tâm Dạy nghề, hỗ trợ ND đề xuất và được tỉnh cho phép mở của hàng nông sản sạch. Anh Phan Đình Cường - cán bộ Hội ND tỉnh, phụ trách cửa hàng cho biết: "Tôi cùng với các nhân viên cửa hàng đến các vùng sản xuất nông sản sạch trong tỉnh ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với ND. Những sản phẩm này đều được sản xuất ở những địa chỉ có uy tín, có chứng chỉ về an toàn thực phẩm, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Gạo sản xuất tại 3 huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh theo chương trình SRI mà Hội ND tỉnh đang triển khai; vùng rau, củ quả sạch được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tượng Sơn, Thạch Môn, Thạch Hạ… (huyện Thạch Hà) và cả những sản phẩm thương hiệu như bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn.

“Thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư T.Ư Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, Hội ND Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng các vùng nông sản sạch, sau đó kết nối với thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho ND”.

Để có sản phẩm đa dạng phục vụ người tiêu dùng, nhân viên cửa hàng đã về các huyện vùng sâu, vùng xa như Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ và Vũ Quang, Kỳ Anh thu mua các loại nông sản, thực phẩm đặc sản của ND bản địa như mật ong Sơn Thọ (Vũ Quang), nhút mít (Hương Khê), nước mắm, ruốc và hải sản khô tại Thạch Kim (Lộc Hà), Kỳ Ninh, Kỳ Xuân (Kỳ Anh), rượu (Can Lộc)… Tất cả những sản phẩm này đều có nguồn gốc rõ ràng.

Ra đời chưa đầy 2 năm nhưng doanh thu hàng tháng của cửa hàng hiện đã trên 100 triệu đồng. Anh Cường cho biết thêm, để mở rộng quy mô phát triển bền vững, cửa hàng cần một mặt bằng hoạt động thuận lợi, rộng rãi hơn và có các thiết bị chuyên dụng để trưng bày và bảo quản nông sản.

Từ thành công bước đầu của cửa hàng nông sản an toàn do Hội ND tỉnh triển khai cho thấy, đây không chỉ là cửa hàng nông sản sạch phục vụ người tiêu dùng mà còn là nơi đóng góp hiệu quả trong quảng bá và tiêu thụ nông sản sạch của ND.

Hữu Anh
Theo danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay39,135
  • Tháng hiện tại814,413
  • Tổng lượt truy cập91,988,142
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây