Học tập đạo đức HCM

Mô hình ruộng lúa, bờ hoa ra Bắc

Thứ ba - 24/02/2015 19:58
Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái - Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống SX lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Chính sách và quản lý (ĐH KHXH&NV) đã thiết lập mô hình công nghệ sinh thái SX lúa. Mô hình được triển khai tại các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

Trước đó, mô hình rất thành công tại tỉnh Tiền Giang với những hình ảnh thân thiện và đẹp mắt: Ruộng lúa, bờ hoa. Sau đó được nhân rộng sang các tỉnh lân cận.

Tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương, dự án vừa tổ chức tập huấn cho nông dân về cách thiết lập mô hình ruộng lúa, bờ hoa sau nhiều cuộc khảo sát, thực địa, phỏng vấn nông dân, lãnh đạo địa phương, các sở ban ngành liên quan về đánh giá hiệu quả SX và môi trường.

Với mục đích giữ năng suất lúa, giảm sử dụng hóa chất độc hại bằng việc làm trồng các loài hoa trên bờ ruộng làm cho môi trường trong sạch, thực phẩm sạch, các sinh vật tự nhiên có cơ hội phát triển, giảm chi phí SX và sản phẩm có thể tiêu thụ với giá cao… Hướng giải quyết là tăng thiên địch của sâu hại, tăng các loài côn trùng thụ phấn bằng việc trồng hoa trên bờ ruộng.

Trong đợt tập huấn này đặc biệt có sự tham gia giảng dạy của chuyên gia người Đức, TS Joachim H. Spangenberg, đại diện Ban điều phối Dự án Legato và 2 chuyên gia đến từ tỉnh Tiền Giang.

Tại đợt tập huấn các chuyên gia trong và ngoài nước cùng với cán bộ, nông dân địa phương đã thảo luận rất sôi nổi để cùng tìm hiểu về mục đích của mô hình cũng như đưa ra cách làm cụ thể trong tương lai tại đồng ruộng nơi đây như lựa chọn vùng sản xuất, chọn lựa và bố trí trồng các loài hoa vốn có của vùng sao cho đa dạng để duy trì và phát triển lượng thiên địch…

Cuối đợt tập huấn, cán bộ dự án cùng nông dân còn tiến hành khảo sát đồng ruộng của địa phương để liên hệ cụ thể và tìm ra cách làm cho thích hợp, hiệu quả. Qua học tập và trao đổi cho thấy, việc trồng hoa trên bờ ruộng lúa là một lợi ích lớn trong công tác BVTV, đồng thời giúp cho hệ sinh thái đồng ruộng được bền vững hơn, môi trường và nông sản sạch hơn…

Cán bộ và nông dân sau khóa tập huấn không chỉ được mở rộng kiến thức, cập nhật được nhiều thông tin mà còn hưởng ứng dự án một cách tích cực cũng như đặt ra những nhiệm vụ cho mình trong thời gian tới khi thực hiện mô hình ngoài đồng ruộng.

Hy vọng khi dự án sẽ thành công và có thể nhân rộng ra các vùng SX lúa khác vì đây là một công nghệ sinh thái nông nghiệp có lợi cho nông dân và cộng đồng.

TRẦN THỊ LIÊN

Theo NNVN

 Tags: sinh thái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập527
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,261
  • Tổng lượt truy cập92,013,990
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây