Học tập đạo đức HCM

Nghĩa Lợi chăm lo đời sống người dân

Thứ sáu - 19/04/2013 20:49
Xã Nghĩa Lợi thuộc huyện Nghĩa Hưng, nằm trong tuyến biên phòng ven biển của tỉnh Nam Ðịnh, có 6.400 nhân khẩu với gần 46% dân số là người Công giáo. Những năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và đồng bào lương giáo trong xã đoàn kết một lòng, vượt khó xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ năm 1993 đến nay, Ðảng bộ xã Nghĩa Lợi liên tục giữ vững danh hiệu Ðảng bộ trong sạch vững mạnh, là một trong hai xã đầu tiên của cả nước được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ đổi mới (năm 1996).

 

Phó Bí thư Thường trực Ðảng ủy xã Trần Văn Túy cho biết: Trước đây, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, bởi là xã thuần nông lại xa trung tâm, giao thông cách trở. Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Ðảng bộ xã Nghĩa Lợi xác định phải tập trung phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chăm lo cuộc sống về mọi mặt cho người dân. Trên tinh thần đó, Ðảng ủy và UBND xã xây dựng nhiều đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội sát với tình hình thực tế địa phương, phản ánh đúng, trúng tâm tư nguyện vọng người dân. Trước hết là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng hệ thống kênh mương, giao thông nông thôn cùng các công trình phúc lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân. Qua hơn mười năm kiên trì phấn đấu, đến nay cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng Nghĩa Lợi có sự đổi thay căn bản. Vụ chiêm xuân cấy chủ yếu các giống lúa lai năng suất cao nhằm bảo đảm an ninh lương thực; vụ mùa sản xuất hàng hóa bằng các giống lúa thuần chất lượng cao. Do có kinh nghiệm canh tác và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa ở Nghĩa Lợi đạt cao, ổn định ở mức 130 - 140 tạ/ha/năm; lúa hàng hóa có giá trị cao gấp 1,5 lần so với lúa thường. Giá trị thu nhập trong sản xuất nông nghiệp đạt hơn 50 triệu đồng/ha/năm, thường xuyên nằm trong "tốp đầu" của huyện Nghĩa Hưng. Theo Phó Bí thư Thường trực Trần Văn Túy, đạt được kết quả đó là do có sự chỉ đạo quyết liệt của Ðảng ủy cùng sự tận tâm gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Xác định chi bộ thôn, xóm là chiếc cầu nối giữa Ðảng với dân và trực tiếp đưa các nghị quyết của Ðảng vào cuộc sống nên Ðảng ủy xã chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Các đảng viên làm việc tại Văn phòng Ðảng ủy, UBND xã đều tham gia sinh hoạt ở chi bộ thôn, xóm tại nơi cư trú (không tổ chức chi bộ Văn phòng riêng) để gần dân hơn. Mọi tài liệu phục vụ cho công tác sinh hoạt của chi bộ đều được Ðảng ủy in sao, cấp phát cho từng đảng viên nghiên cứu trước. Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, các chi bộ họp bàn  đề ra các biện pháp thực hiện phù hợp tình hình cụ thể của thôn, xóm. Ðồng thời phân công đảng viên phụ trách nhóm hộ dân ở địa bàn, trước hết vận động gia đình mình gương mẫu thực hiện.

Thành công của Ðảng bộ xã Nghĩa Lợi là thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền để quần chúng nắm vững đường lối của Ðảng; từng bước nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thông qua hoạt động của 17 nhà văn hóa xã và các xóm, sử dụng có hiệu quả hệ thống loa truyền thanh được mắc tới từng nhà dân. Trong thời buổi kỹ thuật số phát triển, nhiều phương tiện nghe nhìn hiện đại nhưng chiếc loa truyền thanh vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi nếp nhà ở Nghĩa Lợi. Vì nó không chỉ là nguồn thông tin một chiều mà còn là nơi để lãnh đạo xã thực hiện "công khai hóa" trước quần chúng. Từ kết quả của một cuộc họp, hay danh sách gọi thanh niên nhập ngũ đến những việc nhỏ có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của người dân đều được thông báo trên hệ thống truyền thanh. Không phải đợi lâu mà ngay trong tức khắc lãnh đạo sẽ nhận được sự ủng hộ hay chưa đồng tình của quần chúng trước bất kỳ một sự việc nào. Từ đó, mối quan hệ giữa cấp ủy chính quyền với quần chúng nhân dân càng thêm gắn bó. Cũng với cách làm này, Nghĩa Lợi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong xây dựng nông thôn mới. Năm 2012, đài truyền thanh xã biên tập, phát 136 tin, bài về xây dựng nông thôn mới trên tinh thần "Dân biết - dân bàn - dân làm - dân hưởng thụ". Hiệu ứng của các chương trình truyền thanh đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Theo đó, các hộ dân tự nguyện đóng góp hàng trăm ngày công lao động, hơn 11 tỷ đồng và 10,8 ha đất để kiên cố hóa hệ thống thủy lợi nội đồng, đường ra các xứ đồng, đường dong ngõ xóm... đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Vụ xuân năm 2013, Nghĩa Lợi cơ bản hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, quy hoạch năm cánh đồng mẫu lớn rộng 50,2 ha để sản xuất lương thực hàng hóa ở hai vùng sản xuất, với 318 hộ xã viên tham gia.

Ðược chính quyền tạo điều kiện, người dân xứ đạo Nghĩa Lợi tập trung phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Ðến nay, Nghĩa Lợi đã xóa được đói, hộ nghèo giảm chỉ còn 7,2%. Số còn lại đều có mức sống từ trung bình khá trở lên. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình, người dân Nghĩa Lợi tự chọn cho mình hướng làm ăn thích hợp. Từ hơn mười năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Ðộ - giáo dân xứ đạo Ngọc Tỉnh đã sắm hai xe đông lạnh để thu gom, tiêu thụ hải sản cho bà con trong khu vực; nhận đấu thầu 0,5 ha đầm ở nông trường Rạng Ðông và hơn bốn sào ruộng cấy lúa kém hiệu quả để nuôi cá và tôm sú. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm cùng với sự từng trải được tôi luyện trong quân ngũ cho nên việc làm ăn của gia đình anh Ðộ ngày càng phát đạt; mỗi năm thu nhập vài, ba tỷ đồng. Vợ chồng ông Trần Văn Thắng ở xóm Nam Ðiền, cấy sáu sào lúa kết hợp nấu rượu nuôi lợn, thu lãi vài, ba trăm triệu đồng mỗi năm. Trong chuồng lúc nào cũng có 16 lợn nái, lấy giống để nuôi lợn thịt; mỗi ngày tiêu thụ khoảng 120 - 160 kg gạo nếp để nấu rượu. Dịp trước Tết, gia đình ông xuất khoảng hai tấn thịt lợn hơi với giá 45.000 đồng/kg.

Cùng với lãnh đạo tập trung phát triển kinh tế, chăm lo cuộc sống cho người dân, Ðảng ủy xã Nghĩa Lợi luôn chú trọng công tác xây dựng Ðảng vững mạnh trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ðến nay, đội ngũ cán bộ của xã đều đạt chuẩn, đều có trình độ trung cấp chuyên môn và chính trị trở lên. Trong đó có chín đồng chí đã tốt nghiệp đại học; năm người đang theo học các lớp đại học tại chức. Hằng năm, Ðảng bộ phát triển từ sáu đến tám đảng viên. Cả 16 thôn, xóm trong xã đều có đảng viên và chi bộ đảng; liên tục 20 năm (1993 - 2010) Ðảng bộ xã Nghĩa Lợi đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh, được Huyện ủy Nghĩa Hưng khen thưởng.

BÀI VÀ ẢNH: ÐẶNG NGỌC OANH
Theo nhandan.org.vn
 Tags: ðảng bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập608
  • Hôm nay82,787
  • Tháng hiện tại818,897
  • Tổng lượt truy cập93,196,561
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây