Học tập đạo đức HCM

Người phụ nữ thuần hóa lợn rừng để... làm giàu

Thứ năm - 31/10/2013 22:08
Nằm dưới chân núi Yên Tử - Phù Vân, có người phụ nữ đã dám thuần hóa giống lợn rừng Trúc Lâm hung dữ nổi tiếng để làm giàu. Chị là Lào Thị Toan (xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang).
Thuần hóa “quái vật”

Khu nuôi lợn rừng lai của chị Toan như một vườn thú thu nhỏ, có hàng rào thép B40 cao hơn 2m, có các khu chuồng trại riêng biệt ngăn lợn trưởng thành với lợn con… Những con lợn rừng lai, vì là giống F1, trực hệ nên còn nguyên hình dáng kềnh càng, hung dữ của “quái vật rừng già”. 

Từng con lợn lông lá xù xì phóng nhanh như tên lửa, lao đến những cây chuối rừng to cả người ôm mà anh Lập - chồng chị Toan vừa mang vào, chỉ sau vài phút, những cây chuối vĩ đại ấy bị ngốn ngấu không còn một miếng. Chị Toan bảo: “Có thức ăn gì là mấy chú lợn này “xơi tái” ngay. Không cần phải nấu cám, nấu bã gì cho mệt”. 

Chị Lào Thị Toan chăm sóc đàn lợn đã được thuần hóa
Chị Lào Thị Toan chăm sóc đàn lợn đã được thuần hóa

Trông thì hung dữ như thế nhưng lũ lợn rừng lai này lại có bản tính hiền lành của những “bà mẹ” vốn đích thực là lợn nhà. Lúc chị Toan vào vãi ngô rồi gọi “ỉn, ỉn”, những chú lợn lông xù, mõm vểnh ấy lại hiền lành xúm xít quanh chân chị như bầy trẻ nhỏ. 

Tận cuối khu trang trại mới thấy “ngôi nhà” kiên cố là chỗ ở của lợn rừng bố: Một con quái vật thật sự với 2 cái nanh dài, nhọn hoắt, cái chân vẫn hơi khập khiễng. Nó là bố của gần như tất cả những chú lợn rừng lai có xuất xứ từ địa phương này. Theo ước tính đã lên đến hàng nghìn con lợn rừng lai mang nguồn gen của “ông giời” đào hoa này. 

Không lành như cục bột giống lợn rừng Thái Lan, không nhỏ nhắn như lợn rừng Malaysia (2 giống lợn rừng nuôi phổ biến ở ta), lợn rừng ở Tây Yên Tử thực sự là con quái vật của rừng già. Được sống ở nơi có những rừng tre trúc bạt ngàn (thế mới gọi là Trúc Lâm), thức ăn bổ dưỡng là măng có quanh năm, nên giống lợn rừng ở đây to lớn, hung dữ lạ lùng. Cách đây hơn chục năm, các thợ săn tại khu vực này săn được những con lợn rừng nặng 3 – 4 tạ, nanh dài cả gang tay là chuyện thường và cũng không ít người mang thương tật nặng vì loài vật này. 

Cách đây 7 năm, có lần thấy thợ săn đánh bẫy được con lợn rừng đực nhỏ, chân bị gãy… nghĩ thương tình, chị Toan bỏ tiền ra mua về nuôi. Không ngờ chú lợn lành vết thương rất nhanh và lớn như thổi. Chị Toan cho biết: “Chắc con lợn này mình nuôi có thức ăn thường xuyên nên lớn nhanh hơn giống lợn ở rừng phải tự tìm mồi”. “Cực kỳ phàm ăn” là đặc tính của lợn rừng, nó gây hại cho những nương ngô, nương sắn khi còn sống hoang dã, nhưng lại là một đặc tính cực kỳ quý giá khi được thuần hóa và nuôi dưỡng tại nhà. Lợn mà “hay ăn, chóng lớn” thì còn gì quý bằng. 

Sau một năm, nhân một lần con lợn nổi tính hung dữ húc chị suýt gãy chân, tức mình, chị rao bán. Thương lái đến trả 250.000 đồng/kg, chị giật mình nghĩ lại: Con lợn lúc mua về được 12kg, nuôi một năm tăng lên 50kg, số lãi là quá lớn, chính vì thế, chị giữ lại không bán nữa. Chồng chị cằn nhằn: “Để lớn thêm, có ngày nó húc cho thủng bụng”, chị cười trêu chồng: “Lấy “vợ” cho nó là hết hung dữ ngay”. Nói đùa nhưng chị làm thật, ý tưởng dùng lợn nái nhà phối giống với lợn rừng ra đời từ ngày ấy.

“Ngoáo ộp” cũng không sợ

Vay được 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Động, chị Toan chưa vội mua lợn nái ngay mà đi xây hàng rào, chuồng trại. Nhiều người thắc mắc, chị chỉ bảo: “Phải hoàn tất cơ sở hạ tầng xong xuôi mới cho “dân” đến ở được”. 

Có một người như chị Toan là cả xóm thoát nghèo, có 10 người như chị Toan là cả xã thoát nghèo... Phong trào nuôi lợn rừng lai ở xã tôi phát triển như hiện nay có sự đóng góp rất lớn của trang trại lợn nhà chị Toan”. 
Ông Nguyễn Văn Cộng - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND 
xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, Bắc Giang.

Thoạt đầu, chị dùng phương án xưa nay đối với lợn nhà khi muốn lấy giống là dùng hình nộm lợn nái bôi dịch hocmon của lợn nái thật để lấy tinh nhằm phối giống hàng loạt. Tuy nhiên, con lợn hình nộm bị cắn tơi tả vì gã khổng lồ hoang dã của triền Tây Yên Tử. 

Không chấp nhận lợn hình nộm nhưng nếu để phối giống trực tiếp với lợn nái nhà thì nghe chừng không ổn. Một con lợn nái giống cũng lên đến 5 – 7 triệu đồng, nhưng không thử thì làm sao biết được lợn rừng với lợn nhà có hòa hợp được hay không? 

Chính vì thế, chị Toan không cho ngay lợn nái nhà vào chuồng lợn rừng mà dựng một hàng rào thép B40 ngăn giữa 2 con để chúng làm quen dần. Sau 2 ngày, thấy anh, ả đã bén hơi, chị mới dỡ bỏ tấm thép chắn. Kết quả mỹ mãn, chúng hợp với nhau “như cậu với mợ”. Những con lợn nái nhà kết duyên với lợn rừng thường có số con đẻ ra nhiều hơn hẳn so với giống lợn nhà (thường trên 10 con). 

Có chuyện này vì khi sống hoang dã, lợn rừng con là miếng mồi ngon béo bở của hầu hết các loại thú ăn thịt nên tỷ lệ sống đến lúc trưởng thành rất ít, phải đẻ nhiều để “trừ hao”.

Mọi việc suôn sẻ nhưng để nuôi lợn quy mô lớn, không thể dùng khu chuồng trại nhỏ vốn chỉ có thể nuôi nhốt mươi con lợn được. Vợ chồng chị Toan đành phải dừng kế hoạch làm nhà sau khi mới hoàn thành phần móng để cho trang trại lợn rừng lai mang tên Toan - Lập mọc lên. Chị Toan nói vui: “Làm kinh tế mà không đầu tư khác gì đi câu mà không có mồi. Tiền xây nhà là tiền chửa, tiền ra khỏi cửa là tiền đẻ”.

Giống lợn rừng lai này có được tính hiền lành của mẹ nhưng được cái tính phàm ăn, kháng bệnh tốt của bố… mấy lần dịch tai xanh hoành hành mà đàn lợn nhà chị Toan vẫn cứ “kê cao gối mà ngủ”. Hiện tại, không chỉ sở hữu hàng trăm con lợn thịt lai lợn rừng mà trang trại lợn của chị Toan còn cung cấp giống lợn quý này cho cả vùng. Những gia đình thiếu vốn được chị Toan cho chịu tiền mua giống, đến lúc bán mới thu tiền, vì vậy phong trào nuôi lợn rừng ở địa phương này diễn ra khá sôi nổi.

Thu nhập hiện tại của trang trại này đạt 300 - 400 triệu đồng/năm. Số lãi này chưa tương ứng với công sức vì bị trung gian ăn lãi quá nhiều. Năm tới, chị Toan sẽ xây dựng kế hoạch tiêu thụ lợn rừng theo phương án “gặt đập liên hợp”. Khách hàng chỉ việc gọi điện thoại đến trang trại đặt hàng, lợn sống sẽ được mang đến tận nơi cùng thợ giết mổ, mọi việc cân, làm thịt lợn, thậm chí cả chế biến (nếu cần) sẽ diễn ra tại nhà của khách hàng. Nếu việc tiêu thụ tận nơi này thành công, theo ước tính số lãi sẽ tăng thêm nhiều nữa.

Nói về việc thuần hóa lợn rừng lạ lùng này, chị Toan chỉ bảo: “Đói nghèo nó kinh khủng lắm chú ạ. Nói gì đến lợn rừng, nếu kể cả có giống “ngoáo ộp” mà thuần hóa rồi nuôi nó để thoát nghèo, chúng tôi cũng làm”.
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập574
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại845,260
  • Tổng lượt truy cập92,018,989
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây