Học tập đạo đức HCM

Nhân rộng đàn lợn có genne kháng stress

Thứ ba - 04/06/2013 22:59
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có gene kháng stress đang là chủ trương tích cực của ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhằm tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi tập trung.
Tuy mới trong giai đoạn khởi đầu nhưng mô hình đã cho những kết quả khả quan.Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết: Dự án phát triển đàn lợn có gene kháng stress được triển khai từ 7/2012, được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu từ giống lợn Piétrain kháng stress của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, do Vương quốc Bỉ tài trợ. Trải qua quá trình nghiên cứu lai tạo, đàn lợn hạt nhân đã đáp ứng thường xuyên số lượng tinh lợn giống cho các đơn vị, cơ sở đặt hàng, bình quân 3.000 liều/tháng.
 
 
 
Lợn Piétrain có gene kháng stress tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
 
 
Hiện, TP có 3 đơn vị đảm nhiệm vai trò trung gian, liên doanh đặt hàng và cung cấp tinh lợn giống cho các trang trại chăn nuôi, gồm: Công ty TNHH MTV gia súc Hà Nội, Xí nghiệp giống vật nuôi Hà Nội, HTX dịch vụ Hòa Mỹ (Ứng Hòa).
 
Theo PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Giám đốc Trung tâm giống lợn chất lượng cao, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Giống lợn Piétrain có gene kháng stress có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống lợn đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Giống lợn này cho hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều lần do tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, khả năng sinh sản tốt.
 
Hiện nay, trên địa bàn TP đang phát triển và nhân rộng giống lợn này ở một số trang trại và hộ gia đình chăn nuôi. Trong thời gian tới, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển và nhân giống lợn, đặc biệt duy trì và phát huy tối đa gene của con giống "ông bà" (giống nguyên chủng). Trên thực tế, cần xây dựng nhiều chuỗi chăn nuôi liên kết để cung cấp sản phẩm cho thị trường nhằm thay thế sản phẩm truyền thống. Vì vậy, mở rộng chăn nuôi và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ được coi là nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu "chăn nuôi gắn với tiêu thụ".
 
Bài, ảnh: Nam Ngọc
 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm263
  • Hôm nay37,751
  • Tháng hiện tại1,281,021
  • Tổng lượt truy cập88,636,091
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây