Học tập đạo đức HCM

Những bông hoa của đồng ruộng: Người Sinh Mun không chịu phận nghèo

Chủ nhật - 23/06/2013 07:19
Từ 30.6- 3.7, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội NDVN chính thức diễn ra tại Hà Nội. Dự đại hội có 1.180 đại biểu, trong số này có nhiều cán bộ cơ sở, nông dân tiêu biểu. NTNN giới thiệu một số gương mặt tiêu biểu đó.

“Từ khi biết cầm cái dao, cái cuốc tôi đã bắt đầu khai hoang ruộng nước, cải tạo đất đồi, đào ao thả cá… Bây giờ tôi đã có 4 ao cá, hơn 1ha ruộng nước, 3ha vườn rừng. Thu nhập mỗi năm hơn 200 triệu đồng…"- anh Vì Văn Hôm - Chi hội trưởng ND bản Tà Ẻn, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, bảo.

"Tôi sinh năm 1969, là con thứ 6 trong một gia đình 10 anh em tại bản Tà Ẻn này. Nhà nghèo, đông con nên 8-9 tuổi là tôi bắt đầu đi nương, lội suối, kiếm miếng ăn"- anh Hôm bắt đầu câu chuyện bằng tuổi thơ nhọc nhằn của mình.

Mơ ước phát triển đàn gia súc, gia cầm hàng hoá để làm giàu bền vững luôn thôi thúc anh Hôm.

Là nông dân phải cố gắng nhiều hơn

"Không có rau rừng, củ mài, củ sắn mới chết đói chứ không có chữ thì chưa chết ai. Bởi vậy, cũng như nhiều trẻ em khác trong bản, tôi chẳng được học hành tử tế. Tóc hoe vàng, lưng và mặt cháy nắng vì chổng mông đào củ mài, lấy rêu suối, moi cua hang, trèo cây hái quả… 13 tuổi tôi đã là lao động chính trong nhà. Bố tôi là cán bộ kiểm soát của Nông trường Chè Phiêng Khoài. Làm cán bộ, ông đi suốt ngày, chỉ có lời dạy của ông là tôi được nghe nhiều lần: “Khó khăn thì phải khắc phục. Đất nước còn nghèo, mình là ND phải cố gắng nhiều hơn. Cũng nhờ bố cố gắng nhiều nên đã được bắt tay Bác Hồ, sau này được về thăm Lăng Bác. Các con phải cố gắng nhiều lên…”.

Xoè bàn tay như nải chuối mắn, thô ráp như để chứng minh cho những tháng ngày tảo tần của mình, anh Hôm kể tiếp: Phần vì nghe lời bố dạy, phần vì không chịu được đói nghèo, tôi quyết tâm làm thật nhiều để khỏi phải ăn đói, ăn độn. Những mảnh đất trống, đồi trọc quanh nhà tôi thả gốc sắn, gốc ngô, bí đỏ; học cách làm ruộng nước nơi đầu nguồn con suối Tà Ẻn… Nhiều hôm cái bụng đói thắt lại nhưng vẫn vác cuốc ra nương bởi vẫn phải lo cho ngày mai. Cố gắng nhiều nhưng do kinh nghiệm ít, vốn liếng không có, cũng chẳng có người chỉ bảo, hướng dẫn nên cũng vẫn cứ nghèo. Đã có không ít bạn bè rủ rê rời bản, bỏ cái nghề nông chân lấm - tay bùn -bụng đói, cùng họ đi buôn nhưng tôi nghĩ: Mình là ND phải làm nông nghiệp thôi. Nếu biết cách làm hay chắc không thể đói nghèo mãi được.

Giàu trên đất nghèo

Tà Ẻn là vùng biên giới Lào-Việt với những dãy núi sừng sững nối nhau như bức trường thành. Nhưng ở vùng đất khó khăn này, giao thông cách trở, người Sinh Mun hầu hết không ai biết chữ nên những tiến bộ xã hội chậm được đưa vào cuộc sống. "Mãi những năm cuối thập kỷ 90 vừa qua, những cách làm lúa nước, trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng giống mới, hiệu quả cao hơn mới đến được với dân bản. Tôi cũng bắt tay vào thực hiện ngay- trồng nhãn, trồng mận hậu, mở rộng diện tích ruộng nước, chăn nuôi dê, bò hàng hoá… Nói thì gọn thế nhưng phải mất gần chục năm trời mới đổi được phận nghèo đấy"- anh Hôm tâm sự.

"Cuộc chiến đổi phận" của anh Hôm được trưởng bản Tà Ẻn - anh Vì Văn Thắm khái quát: "Cứ như con trâu, con ngựa cõng thóc, cõng ngô, mỗi ngày một ít rồi cũng thành nhiều. Bây giờ anh Hôm thành người giàu nhất bản rồi. Anh ấy còn chỉ cho nhiều người cách xoá nghèo, làm giàu, chi tiêu hợp lý. Dân tin anh ấy, nhiều năm bầu làm trưởng bản, giờ lại bầu làm chi hội trưởng ND".

Đưa tôi đi thăm trang trại, anh Hôm bảo: “Tới đây tôi sẽ khoanh vùng trang trại để chuyên nuôi dê sinh sản. Cách làm này tôi đã bàn với các hội viên ND trong bản, ai cũng nhất trí cao. Có đất đai, có quyết tâm, biết cách làm, lại được Nhà nước hỗ trợ, cuộc sống của người Sinh Mun ở Tà Ẻn này sẽ nhanh chóng đổi thay. Tôi được vinh dự cử đi dự Đại hội VI Hội NDVN cũng là nhờ quyết tâm xoá nghèo, làm giàu bằng nông nghiệp đấy”. 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,481
  • Tổng lượt truy cập93,220,145
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây