Học tập đạo đức HCM

Những lão nông nuôi nai ở núi Cấm

Chủ nhật - 07/06/2015 05:28
Nhiều nông dân ở An Giang có được cuộc sống ổn định từ việc nhận khoán và chăm sóc rừng ở núi Cấm. Không chỉ vậy, họ còn biết mở hướng làm ăn từ việc chăn nuôi, trong đó ông Mẫn và ông Sơn là những người thành công nhất trong việc nuôi nai cũng như canh tác rừng.
Năm 1999, ông Nguyễn Duy Mẫn ở ấp An Hòa, xã An Cư, huyện Tịnh Biên (An Giang) được Chi cục Kiểm lâm hỗ trợ vốn để mua cặp nai giống về nuôi để chờ rừng khoán đến tuổi khai thác.
 
Có nai, ông Mẫn tiến hành đóng chuồng và để chủ động nguồn thức ăn cho nai cũng như giảm chi phí, công lao động, lão nông này quyết định trồng cỏ voi dưới tán rừng. Nhờ chịu khó tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, cách xây dựng chuồng trại…sau hơn 2 năm ông Mẫn đã trả xong khoản vốn vay từ việc bán nai giống. Nhận thấy, việc nuôi nai ở đây rất phù hợp và có thể làm giàu nên cặp nai bố mẹ được ông giữ lại gầy đàn. Nhờ vậy mà đến nay đàn nai đã tăng lên 11 con (7 đực, 4 cái). 
 
Cũng ăn nên làm ra với việc nuôi nai, ông Nguyễn Văn Sơn ở ấp Tân Long, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, chủ sở hữu đàn nai lên đến 12 con, ông Sơn cho biết: Từ việc nuôi bò và hươu không hiệu quả năm 2006, tôi quyết định mua nai giống về nuôi. Bởi đây là loài vật nuôi nhốt lại không tốn nhiều thời gian chăm sóc, ít bị bệnhm không tốn nhiều thức ăn và cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với các loài khác. 
 
Theo ông Mẫn và ông Sơn, nai là loài vật dễ nuôi, lượng thức ăn không nhiều. Nai đực nuôi 1,5 năm sẽ bắt đầu cho lộc nhung, còn nai cái nuôi khoảng 2,5 năm sẽ cho sinh sản. Sau khi nai con được thuần dưỡng  5 tháng tuổi thì tiến hành xuất bán. 
 
Nói về việc xây chuồng cũng như cách chăm sóc, ông Mẫn, chia sẻ: Chuồng nuôi xây dựng theo hướng Đông hoặc Đông Nam, ván được đóng thưa để tạo thoáng mát. Diện tích nuôi đối với mỗi con phải từ 8 đến 10m2. Không nên nhốt những con nai có gần quan hệ huyết thống với nhau. Mỗi ngày nai được cho ăn từ 3 - 4 đợt, tương ứng khoảng  6 - 10 kg cỏ/con (tùy lớn nhỏ). Mỗi năm tiêm ngừa 2 lần để ngừa bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng.
 
Để nai được thành công, ngoài cách xây chuồng, chăm sóc thì việc thu hoạch nhung cũng rất quan trọng, đôi khi nó quyết định thắng thua. Ông Sơn, chia sẻ: Thu hoạch nhung phải cần có 3 người, dùng dây dù ép cho nai vào chuồng ghép rồi dùng lưỡi cưa sắt để cắt sừng. Để hạn chế nguy hiểm cho nai thì chừa sừng đúng 2 cm so với đỉnh đầu. Cắt xong dùng thuốc Bắc đắp vào sừng để cầm máu và vệ sinh cho nai. 
 
Tùy theo lớn nhỏ mà nai cho nhung ít nhiều. Với 4 nai đực mỗi năm ông Mẫn thu hoạch  được hơn 7,5 kg được bán với giá 15 triệu đồng/kg, cung ứng từ 1 - 3 cặp nai giống với giá 45 - 50 triệu đồng/cặp đem lại nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng. Còn ông Sơn với đàn nai 12 con mỗi năm cho thu hoạch 10 kg nhung và bán được 2 - 3 cặp nai giống đem lại nguồn thu nhập khoảng 250 triệu đồng.  
 
Nhờ thành công với việc nuôi nai và canh tác rừng mà cuộc sống của người dân núi Cấm cải thiện đáng kể.
Theo: nongthonviet.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại881,473
  • Tổng lượt truy cập92,055,202
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây