Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà Sao mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ tư - 31/10/2012 03:55
Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh vừa xây dựng thành công mô hình nuôi gà Sao tại hai xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ). Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi...

Mô hình nuôi gà Sao lần đầu tiên được triển khai tại Hà Tĩnh với 8 hộ dân tham gia, số lượng 2.500 con.

Gia đình chị Phạm Thị Anh ở thôn 10 (xã Cẩm Mỹ) là hộ có kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau gần 4 tháng chăm sóc theo đúng quy trình, đến nay, đàn gà Sao 300 con của gia đình chị phát triển khá tốt, tỷ lệ sống trên 95% với trọng lượng bình quân 1,3 kg/con.

Chị Anh cho biết: Mặc dù đã nuôi nhiều giống gà nhưng khi nuôi gà Sao cũng rất bỡ ngỡ, lo lắng. Tuy nhiên, do tin tưởng vào sự chỉ đạo của cán bộ khuyến nông chị đã quyết tâm làm. Và cuối cùng chị đã thu kết quả khả quan. Theo chị Anh, gà Sao là giống dễ nuôi, ăn tạp, thức ăn dễ kiếm như: lúa, bắp, rau, cỏ, thân cây chuối và khả năng chống chịu bệnh tật khá tốt.

Đến thời điểm này, sau 4 tháng nuôi, kết quả từ các mô hình trình diễn nuôi gà Sao cho thấy, tỷ lệ sống của đàn gà trên 93%, trọng lượng bình quân 1,3 kg/con, cá biệt có con đạt 1,7 kg/con. Theo tính toán sơ bộ, trừ chi phí, nếu 1 hộ nuôi 300 con/lứa, sau 120 ngày nuôi thu lãi trên 13 triệu đồng.

Tuy nhiên, đây là đối tượng nuôi mới nên để đạt được kết quả bền vững, bà con cần lưu ý một số điểm sau: Gà Sao có nguồn gốc hoang dã, nhút nhát, rất nhạy cảm với người, bay cao nên dễ bay mất. Gà Sao có chân nhỏ, xương giòn hơn so với gà thường nuôi khác, trong quá trình vận chuyển từ xa về dễ bị choại chân. Khi có tác động bên ngoài, gà thường hoảng loạn, dồn đè lên nhau dẫn đến con yếu, con choại chân bị đè chết.

Trên thị trường thực phẩm hiện nay, gà Sao vẫn còn xa lạ với người tiêu dùng. Vì thế, sau thành công của mô hình nuôi thử nghiệm thì khâu tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề then chốt để phát triển và nhân rộng mô hình nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Quốc Triển
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm140
  • Hôm nay21,520
  • Tháng hiện tại667,848
  • Tổng lượt truy cập88,022,918
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây