Thương người như thể thương thân
Là công nhân dệt với đồng lương ít ỏi, năm 2009 chị Cao Thị Hoa (tổ hội số 1) xin nghỉ làm về nhà xây 16 phòng trọ phục vụ người nhập cư vào làm công nhân. Diện tích mỗi phòng 16m2 nhưng chị chỉ thu 750.000 đồng/tháng, còn giá điện vẫn giữ nguyên 1.600 đồng/kWh theo quy định của điện lực thành phố đối với dịch vụ nhà trọ. “Họ là lao động ngoại tỉnh tới, góp phần phát triển kinh tế thành phố, trong khi lương không cao thì mình phải có trách nhiệm hỗ trợ chứ!”-chị Hoa chia sẻ.
Hội viên chi hội ND khu phố 3 bỏ tiền vào heo đất trong buổi sinh hoạt ngày 26.1. |
Chị Nguyễn Thị Thu - kỹ sư nông nghiệp, ra trường công tác gần 20 năm nhưng do hoàn cảnh gia đình neo đơn chị đành xin nghỉ việc về cùng chồng nuôi heo, nuôi nhím. 12 con heo nái mỗi năm sinh sản 200 con heo con, chị giữ lại toàn bộ nuôi thành heo thương phẩm. Với 80 cặp nhím sinh sản, hàng năm chị cung cấp cho thị trường hàng trăm nhím giống, giá bán từ 2,5-3 triệu đồng/cặp. Chị Thu tiết lộ: “Trừ chi phí, mỗi năm vợ chồng em thu trên 100 triệu đồng”. Chị Thu được hội viên bình bầu là hộ ND SXKD giỏi cấp thành phố. Hưởng ứng phong trào chăm lo cho hội viên ND nghèo do Hội ND thành phố phát động, mỗi năm vợ chồng chị trích lợi nhuận từ bán heo, nhím hỗ trợ 5 thẻ bảo hiểm y tế cho 5 đối tượng hội viên nghèo, trị giá 587.000 đồng/thẻ. Từ năm 2012, gia đình chị nhận với chi hội mỗi năm giúp con em hội viên nghèo một góc học tập...
Cả chi hội nuôi heo đất
“Từ cái tâm của những ND SXKD giỏi trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo, Ban chấp hành chi hội khu phố 3, phường Linh Xuân quyết định toàn chi hội nuôi chung một chú heo đất để 100% hội viên chung tay cộng đồng trách nhiệm. Tại cuộc họp định kỳ giữa năm 2012, sau khi chi hội trưởng Võ Thị Hà phát động, toàn bộ hội viên đồng thuận hưởng ứng và lần lượt bỏ tiền vào chú heo đất. “Thành thói quen, mỗi lần sinh hoạt định kỳ vào ngày 26 hàng tháng, không ai nhắc ai, mọi người đều mang tiền đến để nuôi heo đất” - chị Hà kể. Quan sát hội viên bỏ tiền vào heo, chị Hà phát hiện nhiều hội viên SXKD giỏi, như anh Lương Minh Khải, chị Cao Thị Hoa, Dương Thị Minh Hồng, Nguyễn Thị Thu… lần nào cũng bỏ vào heo đất 200.000 - 500.000 đồng. Chị Nguyễn Thị Thiểu còn đập heo đất tiết kiệm của gia đình mình bỏ hết vào heo của chi hội.
“Sau hai lần “mổ bụng heo”, chi hội thu được 8.325.000 đồng. Chi hội đã hỗ trợ 5 hội viên nghèo và may quần áo đồng phục cho 92 hội viên”. Bà Võ Thị Hà |
Ngày 14.1 vừa qua, chi hội cử đại diện ôm chú heo đất lên Thành hội hưởng ứng Chương trình “Tết làm điều hay vì ND nghèo”. Chứng kiến việc nuôi heo đất của chi hội khu phố 3 quá ấn tượng, ông Sáu Bổn - Chi hội trưởng ấp Tây Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn cũng góp ngay 200.000 đồng vào heo. Gặp chúng tôi tại cuộc họp định kỳ hôm 26.1 ở chi hội 3, ông Bổn nói: “Tôi sang dự họp hôm nay với ý định học cách nuôi heo của chi hội để về phát động hội viên chi hội chúng tôi làm theo”.
Về quản lý và sử dụng heo đất, bà Hà cho biết, tiền mổ heo đất trước hết hỗ trợ hội viên nghèo có ý chí vươn lên xóa nghèo, rồi thăm hỏi cán bộ, hội viên bị bệnh, gia đình hội viên có người qua đời và mua đồng phục cho hội viên để mặc trong buổi sinh hoạt định kỳ, đi dự mít tinh, hội thảo… “Chú heo còn lôi kéo những người chưa vào Hội tự nguyện xin gia nhập Hội. Năm 2012 chúng tôi kết nạp thêm 10 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 92 người” - bà Hà tâm sự.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;