Học tập đạo đức HCM

Nuôi ong lấy mật ỏ Con Cuông

Chủ nhật - 23/06/2013 22:20
Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, Con Cuông có diện tích tự nhiên 174.451ha, trong đó có 150.000ha rừng và đất rừng. Huyện có 14.504 hộ (68.556 khẩu), 11/13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, diện tích đất sản xuất ít, chỉ có 1.700ha ruộng lúa, gần 2.000ha đất bãi bồi và đồi vệ. Trước đây, cứ vào cuối xuân, đầu hạ, việc phát, đốt rừng làm nương, rẫy lại rộ lên nhưng từ khi có Dự án phát triển nông thôn miền Tây Nghệ An - VIE/028 hướng dẫn bà con nuôi ong mật thì tình hình đã đổi khác.

Tôi may mắn được đi cùng anh Phạm Văn Lộc, cán bộ Xí nghiệp Ong khu 4, người trực tiếp hướng dẫn lý thuyết, thực hành và truyền đạt những kinh nghiệm quý cho học viên dự án.

Bản Cống (xã Cam Lâm) trước đây chỉ có 7 hộ người Thái di cư từ Thanh Hóa vào, đến nay có 125 hộ. Đây là nơi đất rừng trù phú, có nhiều khu rừng tái sinh xen lẫn rừng trồng mới bạt ngàn keo, bạch đàn,... nên thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong mật. Nhưng trong đợt triển khai dự án này, trước mắt chỉ có 15 hộ được chọn để hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Anh Hà Văn Núi, Chi hội trưởng Hội Nông dân bản Cống cho biết: “Trước đây, rừng cháy đêm ngày tạo thành những vết đen loang lổ. Cuộc sống của đồng bào gắn liền với “chặt, đốt, cốt, trỉa”. Không đốt rừng làm rẫy thì cái bụng đói. Nhưng nay khác rồi, con ong đã giúp người dân có cuộc sống sung túc hơn”.

Anh Lộc tâm sự: “Nuôi ong không cần nhiều vốn đầu tư nhưng nguồn lợi thu về khá cao, vì những sản phẩm do ong tạo ra như mật, phấn hoa, sáp ong và sữa ong chúa đều rất thiết yếu với đời sống con người. Bên cạnh đó, ong còn giúp thụ phấn cho hoa nên cây trồng tăng năng suất. Từ khi có mô hình nuôi ong, bà con đã biết cải tạo rừng nghèo để trồng mét (luồng), tre Điền trúc, măng Bát độ, cây lấy gỗ (bồ đề, keo lá tràm...), không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn là nguồn thức ăn phong phú cho ong”.

Ông Nguyễn Bá Trụ, Chủ tịch UBND xã Cam Lâm cho biết: “Trước đây, do chưa nắm vững kỹ thuật nên nhiều hộ dù đã nuôi ong đến gần chục năm vẫn không biết cách chăm sóc, khi thời tiết lạnh, ong bay đi hết… Nhưng từ khi được tiếp thu kỹ thuật chăm sóc ong theo 4 vụ, tạo ong chúa nhân tạo để đàn ong phát triển, sau đó chúng tự tách đàn mà không cần dùng dụng cụ xua đuổi nên chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Rời Cam Lâm, chúng tôi đến bản Cửa Rào (xã Môn Sơn), một trong hai địa điểm thực hiện dự án. Sau những ngôi nhà xây kiên cố, nương lúa vàng ươm, bãi ngô xanh, chúng tôi thấy niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt người dân bởi cuộc sống đã bước sang trang mới.

Người Đan Lai ở Cửa Rào sau khi tái định cư giờ đã ổn định trên vùng đất mới, cuộc sống có nhiều đổi thay, những hủ tục lạc hậu dần được xoá bỏ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Rồi dự án VIE/028 đến, giúp bà con bớt đi một phần gánh nặng cơm áo gạo tiền. 

Điểm nổi bật của dự án là học viên được dạy nghề ngay tại cơ sở, không phải đi đâu xa. Trước đó, các đàn ong đã được Hội Nông dân mang về từ Xí nghiệp Ong khu 4. Bà con được chuyển giao công nghệ nuôi ong theo phương pháp mới, dùng các nguyên liệu sẵn có như tre, gỗ, gạch, đất để làm thùng 2 lớp và được cán bộ của Xí nghiệp Ong khu 4 hướng dẫn kỹ thuật tạo chúa mới để nhân đàn. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với trình độ của người dân nơi đây. 

Nhận định về mô hình nuôi ong mật trên địa bàn, ông Vi Văn Bính, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Con Cuông cho biết: “Đây là mô hình mới, mang lại hiệu quả cao, thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Dự án nuôi ong mật được triển khai không chỉ giúp nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiểu biết về tác dụng của việc nuôi ong đối với môi trường sinh thái mà còn mở ra hướng thoát nghèo, giúp nghề nuôi ong tại các địa phương phát triển và trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị như nhiều nông sản khác. Chúng tôi mong dự án tiếp tục mở rộng, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia, tạo việc làm cho nhiều lao động ở Con Cuông nói riêng và cả nước nói chung”.

Lý Thu Thảo (kinhtenonghton.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay15,481
  • Tháng hiện tại329,171
  • Tổng lượt truy cập90,392,564
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây