Học tập đạo đức HCM

Ông Danh xứng danh sản xuất giỏi

Thứ hai - 02/07/2012 20:33
Không bằng lòng với thu nhập từ trồng lúa, sau 2 lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Danh đã xây dựng thành công mô hình vườn cây ăn trái và cây kiểng, với thu nhập hàng năm trên 250 triệu đồng.

Ông Trần Công Danh (khu phố Tam Đa, phường Trường Thạnh, quận 9, TP. Hồ Chí Minh) nhớ lại, trước đây gia đình ông canh tác lúa, do đất không màu mỡ, cộng với sâu rầy và chuột phá nên 2ha đất mà mỗi vụ chỉ thu được khoảng 300 giạ lúa (20kg/giạ). Năm 1995, thấy cây mía có giá, ông chuyển sang trồng mía. “Nhưng tôi cũng chỉ trồng mía được 5 năm. Khi thị trường biến động, thương lái mua mía với giá thấp, tôi quyết định bỏ mía, chuyển sang làm vườn”- ông Danh cho biết.

Khu vườn trồng cây ăn quả của ông Trần Công Danh.

Được Hội ND quận 9 hỗ trợ, năm 2000, ông vay vốn ngân hàng để chuyển 2ha đất trồng mía sang trồng cây ăn trái. Ông trồng sầu riêng, cam, quýt, bưởi da xanh, măng cụt và mận dâu An Phước, đồng thời đào ao nuôi cá và xây chuồng nuôi heo trong khi chờ ngày thu hoạch cây ăn trái.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị của phường Trường Thạnh, năm 2007, ông Danh chuyển 1.000m2 cây ăn trái sang trồng cây kiểng. Sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật trồng cây kiểng do Hội ND phường tổ chức, ông mua 5.000 chậu lan, 200 chậu mai ghép về trồng. Sau 2 năm, vườn cây và kiểng bắt đầu cho thu hoạch khả quan, ông biết mình đã đi đúng hướng

Ông Danh tiết lộ, giờ đây, bình quân mỗi năm, vườn cây ăn trái đem về cho ông 100 triệu đồng, vườn kiểng 150 triệu đồng, trừ chi phí, ông lãi trên 120 triệu đồng.

Vườn cây của ông Danh còn tạo việc làm cho 8 lao động có công ăn việc làm, với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng. Có điều kiện, ông giúp 4 hộ nghèo khó khăn trong phường về cây, con giống với trị giá 57 triệu đồng, đến khi có sản phẩm bán mới phải trả lại tiền. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ 8 suất học bổng Nguyễn Thị Minh Khai với tổng số tiền 4 triệu đồng, 5 suất học bổng Lương Định Của với tổng số tiền 5 triệu đồng. Hàng năm, ông phối hợp cùng khu phố tổ chức trao tặng quà cho các em học sinh nghèo học giỏi và ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của quận với tổng số tiền 20 triệu đồng.

Ông Trần Công Danh được Hội ND thành phố bình chọn là 1 trong 7 ND tiêu biểu cấp thành phố năm 2011.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay36,386
  • Tháng hiện tại682,714
  • Tổng lượt truy cập88,037,784
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây