Học tập đạo đức HCM

Phát triển rau màu sạch ở ĐBSCL: Đột phá từ công nghệ Úc

Thứ bảy - 18/05/2013 21:51
Kỹ sư nông học Nguyễn Thanh Phong, Việt kiều Úc, là một trong những người tiên phong đưa công nghệ tiên tiến từ nước ngoài về sản xuất rau màu cao cấp ở ấp Phú An, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình (Vĩnh Long). Các chuyên gia đánh giá cao mô hình này, bởi nó giúp nâng cao năng suất, chất lượng và tăng giá trị cho rau màu...

 

 

Ông La Văn Khoa kiểm tra chất lượng dưa leo trong nhà kính.

Ý tưởng 10 năm

Chúng tôi ghé trụ sở UBND xã Phú Thịnh, hỏi mô hình trồng rau màu bằng công nghệ Úc của kỹ sư Nguyễn Thanh Phong, nhưng không ai biết? Liên lạc với Phòng NN-PTNT huyện Tam Bình, rồi Trạm Bảo vệ thực vật huyện chỉ nhận được câu trả lời “có nghe chuyện trồng rau màu công nghệ Úc”, nhưng chưa hề tiếp cận nên chưa rõ thực hư ra sao? Sau đó gặp anh Năm Hiếu, ở Chi hội Nông dân ấp Phú An, mới biết kỹ sư Phong ở bên Úc nhiều hơn về Việt Nam nên rất khó gặp. May sao, ông La Văn Khoa, cha vợ và là người quản lý mô hình thay cho kỹ sư Phong, đang sống ở Tam Bình... Là người chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp tại chợ Song Phú, ông La Văn Khoa thừa nhận, mô hình này thực hiện thành công được vài vụ, nhưng con rể của ông và 2 người bạn (hùn vốn đầu tư) đang tiếp tục hoàn thiện thêm một số công đoạn nên chưa thể công bố rộng rãi, vì vậy còn ít người biết đến...

Chúng tôi ra thăm căn nhà kính 3 gian, rộng 1,5 công đất, được lắp đặt máy phát điện, hệ thống thông gió, máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống tưới nước - bón phân tự động, máy phun sương, giàn để rau màu leo và nhiều phương tiện hiện đại khác… với tổng kinh phí đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ đồng. Nhiệt độ trong nhà kính được điều hòa 22 - 35°C, giúp rau màu phát triển rất tốt. Sau hơn 10 năm ấp ủ ý tưởng đưa công nghệ tiên tiến trên thế giới về Vĩnh Long phát triển rau màu sạch, cuối năm 2011, ông và con rể trồng thử nghiệm vụ dưa leo đầu tiên trên 0,5 công. Giống dưa nhập từ Úc và được trồng trên giá thể bằng mụn dừa; mỗi dây dưa đều lắp đặt 1 ống tưới nước riêng biệt, nguồn nước đảm bảo sạch 100%; nền đất nhà kính được trải bạt sạch sẽ, quy trình chăm sóc bón phân được kiểm soát chặt chẽ bằng máy tính có kết nối 24/24 với nhóm kỹ sư ở Úc.

Thông qua nối mạng, nhóm kỹ sư này theo dõi chặt diễn biến hàng ngày về phát triển rau màu trong nhà kính, từ đó hướng dẫn ông trực tiếp thực hiện. Sau 5 tuần chăm sóc, dưa bắt đầu cho thu hoạch khoảng 160 - 180kg/ngày. Thời gian từ khi trồng tới kết thúc vụ khoảng 2,5 tháng, năng suất đạt 6 tấn/0,5 công (tương đương 12 tấn/công).

Nhiều triển vọng

Ông La Văn Khoa cho rằng, ngay lần thử nghiệm đầu tiên mà năng suất dưa đạt 12 tấn/công là đã thành công. Đặc biệt, dưa sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; mẫu mã đẹp, ăn giòn rất ngon… Kết quả khả quan là vậy, nhưng khi đem dưa sạch trồng theo công nghệ Úc ra bán ở các chợ Vĩnh Long thì không ai mua, bởi nhiều người thấy lạ nên hoài nghi không biết ăn ra sao; thậm chí có người nghi ngờ dưa leo Trung Quốc nên thẳng thừng từ chối?

Bà Trần Phương Thanh (mẹ vợ kỹ sư Phong) phải tạm gác công việc kinh doanh vật tư để đi bán dưa. Nếu giá dưa leo địa phương bán 4.000 đồng/kg thì dưa leo sạch chỉ bán 7.000 đồng/kg, vậy mà không bán được. Túng quá, bà Thanh mang dưa leo vào tặng các chùa, nhưng cũng bị một số chùa từ chối. Suy nghĩ nát nước, cuối cùng bà Thanh mang dưa sạch lên KCN Hòa Phú (Vĩnh Long) bán cho những công nhân tan ca vào buổi chiều. Cứ ai ghé vào là bà Thanh giới thiệu tỉ mỉ về giống dưa được trồng theo công nghệ Úc, đảm bảo sạch 100%; rồi bà ăn thử trước cho mọi người an tâm. Từ một người ăn thấy ngon và chấp nhận mua dưa sạch, dần dần nhiều người khác mua theo. Sau đó bà mang dưa tới chợ Vĩnh Long và một số chợ khác tiêu thụ với giá tăng lên 10.000 đồng/kg.

Tháng 11-2012, Sở NN-PTNT Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận cho mô hình sản xuất rau màu của kỹ sư Nguyễn Thanh Phong và ông La Văn Khoa đạt tiêu chuẩn an toàn; Sở KH-CN TP Cần Thơ cấp giấy thử trái đạt yêu cầu. Thế là vụ dưa leo thứ 2 và thứ 3 được mở rộng diện tích lên 0,8 công. Khi dưa tới kỳ thu hoạch được siêu thị Big C Cần Thơ bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 13.000 đồng/kg, cao hơn dưa địa phương khoảng 4.000 đồng/kg. Ông La Văn Khoa cho biết, nguồn thu từ 3 vụ dưa chưa thấm so với tổng vốn đầu tư. Song, cái được lớn nhất là mô hình này phù hợp với điều kiện khí hậu ở ĐBSCL, năng suất cao, sản phẩm sạch và được hệ thống siêu thị bao tiêu 100% sản phẩm…

Hiện ông Khoa và con rể đang chuẩn bị trồng đợt thứ 4, diện tích hết nhà kính 1,5 công; đồng thời tính toán mở rộng mô hình sang các nơi khác. PGS-TS Trần Thị Ba, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, đánh giá cao mô hình trồng dưa bằng công nghệ Úc, bởi được ứng dụng công nghệ hoàn chỉnh, tạo ra sản phẩm an toàn tuyệt đối; năng suất cao gấp nhiều lần so với trồng dưa leo thông thường.

 

Theo PGS-TS Mai Thành Phụng, Trưởng bộ phận thường trực phía Nam - Trung tâm Khuyến nông quốc gia, sản xuất rau màu công nghệ cao là xu hướng cần đẩy mạnh phát triển, do có nhiều lợi thế như sử dụng diện tích đất ít, lao động ít; lại tăng được năng suất, chất lượng và thu về lợi nhuận cao. Đây là mô hình triển vọng, cần nhân rộng.

Huỳnh Phước Lợi
Theo 
SGGP


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập711
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm710
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại795,980
  • Tổng lượt truy cập93,173,644
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây