Học tập đạo đức HCM

Phát triển sản xuất – Chìa khóa thành công quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

Chủ nhật - 07/10/2012 12:17
Phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có những giải pháp, bước đi thích hợp từ việc lựa chọn và quy hoạch các sản phẩm đặc thù, vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cơ giới hóa, đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, kèm theo công nghiệp chế biến, tạo cơ chế khuyến khích liên kết trong sản xuất
Ngày16/4/2009, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg về tiêu chí nông thôn mới. Theo đó, Bộ tiêu chí nông thôn mới được được phân thành 5 nhóm tiêu chí, 19 tiêu chí và 39 chỉ tiêu phản ánh về mọi mặt của đời sống xã hội ở nông thôn. Thực tế sau hơn 1 năm triển khai trên địa bàn tỉnh cho thấy nhóm tiêu chí tổ chức phát triển sản xuất là khó thực hiện, cần có thời gian dài và có ảnh hưởng quyết định cho sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới. 
           Tổ chức sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh hiện nay tồn tại phổ biến dưới 3 dạng: 1) Kinh tế hộ gia đình, đặc điểm là nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất tự cấp tự túc là chính, có đan xen tiêu thụ lẻ, hộ nghèo, trình độ nhận thức thấp; 2) Trang trại, gia trại đã xuất hiện ở các lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy hải sản, trồng cây…, song hầu hết có quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; 3) Doanh nghiệp, hợp tác xã: đây là dạng tổ chức sản xuất mang tính bền vững cao, xuất hiện ở các hình thức nuôi trồng thủy hải sản công nghiệp, bán công nghiệp, quản canh; chế biến(sơ chế) và tiêu thụ sản phẩm với quy mô nhỏ.
Do là ngành đặc thù, chịu nhiều tác động khách quan, nên sản xuất nông nghiệp Quảng Ninh cũng gặp nhiều hạn chế như: 1) Thiên tai, dịch bệnh; 2) Sản xuất không gắn với thị trường, tình trạng được mùa rớt giá; 3) Sản xuất không theo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi nhu cầu về chất lượng ngày một tăng của xã hội; sản xuất còn mang nặng tính truyền thống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn thấp, không quan tâm đến chế biến làm tăng giá trị sản phẩm.
Hướng đi nào cho phát triển nông nghiệp, trong điều kiện trình độ nhận thức và điều kiện tự nhiên như tỉnh Quảng Ninh?. Trước thực tế đó, đòi hỏi phải có những giải pháp, bước đi thích hợp từ việc lựa chọn và quy hoạch các sản phẩm đặc thù, vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cơ giới hóa, đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, kèm theo công nghiệp chế biến, tạo cơ chế khuyến khích liên kết trong sản xuất. Việc phân loại đối tượng tổ chức sản xuất để có những giải pháp, cách chỉ đạo, định hướng phù hợp, cụ thể như: Kinh tế hộ gia đình: Vận động chuyển tập quán canh tác tự cung tự cấp sang những sản phẩm có lợi, có giá trị kinh tế cao. Tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, giống, kỹ thuật để hộ có điều kiện mở rộng quy mô. Làm tốt công tác vận động dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; Kinh tế trang trại, gia trại: Tập huấn giới thiệu khoa học công nghệ, giống mới. Vận động thành lập các tổ hợp tác, tạo sản xuất tập trung có quy mô vừa, tạo các cơ chế khuyến khích liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn; Doanh nghiệp, hợp tác xã: Nhà nước cần lập quy hoạch các vùng chuyên canh. Tạo các cơ chế thu hút phát triển doanh nghiệp đầu tư vào các vùng sản xuất này theo hướng liên kết 4 nhà, trong đó doanh nghiệp là đầu tầu, nhà nông là vệ tinh tham gia một công đoạn trong khâu sản xuất, nhà khoa học cung cấp các ứng dụng mới, nhà nước tạo điều kiện bằng các cơ chế, chính sách thu hút.
Với mục tiêu cốt lõi của Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn, từng bước rút ngắn khoảng cách nông thôn với thành thị. Giải pháp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững sẽ là “Chìa khóa thành công quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh”, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh sớm đạt được mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đề ra.
 
Theo Quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay75,305
  • Tháng hiện tại906,032
  • Tổng lượt truy cập92,079,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây