Học tập đạo đức HCM

Phú Thọ: Lão nông khéo thiết kế mô hình chăn nuôi tổng hợp trên 200 triệu đồng/năm

Thứ ba - 02/04/2013 23:48
“Khi tôi mới lên đây nơi này hoang vu lắm, chỉ toàn cây tạp, đồi lại cao nên phải mất rất nhiều công sức để cải tạo mới được quy cũ như bây giờ” - Trên gương mặt đầy nếp nhăn nheo của lão nông tuổi 57 như đang rạng rỡ khoe thành tích của mình.


Lão nông đó là ông Vũ Văn Luyện ngụ tại khu Thùy Nhật, thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao khu 12 xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao. Khi đến thăm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến trang trại chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm của gia đình ông.


Trước đây, cả hai vợ chồng ông đều là công nhân nhà máy Supe, mọi chi phí trong gia đình hoàn toàn dựa vào số tiền lương ít ỏi. Năm 2007, ông nghỉ chế độ nên kinh tế gia đình lại càng khó khăn hơn. Ở tuổi 51 lúc đó, sức khỏe còn tốt ông luôn mong muốn tìm một nghề nào đó ổn định để có thêm thu nhập nhưng mãi vẫn chưa biết chọn nghề gì. Cho tới khi được tham gia lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn do Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ tổ chức ông đã quyết định chọn nghề chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, mảnh đất gia đình ông đang sống trật hẹp không thể xây dựng chuồng nuôi lợn được nên trước tiên cần phải tìm địa điểm phù hợp.


Với suy nghĩ đó, năm 2008, từ số tiền tích lũy ít ỏi và vay thêm ngân hàng ông đã mạnh dạn mua 1 ha đất rừng tại khu 12, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao - nơi đây nhiều đồi cao, toàn cây tạp và hoang vu. Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, ông cải tạo mảnh đất trồng rừng kém hiệu quả này để xây dựng chuồng nuôi lợn.


Bước đầu xác định vừa làm, vừa học, vừa đúc rút kinh nghiệm nên ông chỉ đầu tư nuôi 10 nái lợn. Sau một thời gian thấy lợn dễ nuôi, đẻ sai con, hiệu quả kinh tế cao nên ông quyết định vay thêm vốn mua thêm con giống mở rộng quy mô chăn nuôi.

Từ kinh nghiệm trong quá trình nuôi, đồng thời tham khảo tài liệu và tham quan một số mô hình chăn nuôi trong tỉnh, ông tự thiết kế chuồng nuôi theo phương thức công nghiệp. Mỗi dãy chuồng đều được trang bị bằng máng ăn, máng uống hiện đại và sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp. Xác định giống là tiền đề, quan trọng trong chăn nuôi nên ông đã đặt mua lợn cái giống Landrat, Yorkshire tại Ninh Bình và lợn đực Duroc tại Thanh Hóa về nuôi. Hiện nay, ông đã có 50 lợn nái ngoại, bình quân mỗi năm 1 con nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 10-12 lợn con thì một năm ông có khoảng 1.000 lợn thịt, sau khi trừ chi phí mỗi lợn thịt cho thu lãi ít nhất 200.000 đồng.                   Theo ông Luyện, để nuôi lợn hiệu quả ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn còn phải trú trọng đến công tác phòng trừ dịch bệnh như, việc vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo quy định, phun thuốc khử trùng định kỳ và thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly chuồng nuôi.

 
Ngoài nuôi lợn, ông còn thầu thêm ao cá gần 10 ha để thả các giống cá truyền thống như: cá trắm, cá trôi, cá mè... mỗi năm cho thu hoạch trên 30 tấn cá thương phẩm. Xen giữa các dãy chuồng lợn ông trồng cây sấu, bưởi Diễn, mít Thái vừa để lấy quả vừa cho bóng mát và một số loại cây khác như: sắn dây, xả, gừng là những loại cây ngắn ngày nhanh cho thu hoạch. Phía cuối trang trại là hệ thống bioga dùng để xử lý chất thải chăn nuôi, đồng thời cung cấp chất đốt cho gia đình, giảm chi phí, chống ô nhiễm môi trường.


Ông Luyện chia sẻ: “Khi tôi mới lên đây nơi này hoang vu lắm, chỉ toàn cây tạp, đồi lại cao nên phải mất rất nhiều công sức để cải tạo mới được đẹp như bây giờ. Ban đầu chưa có kiến thức chăn nuôi nên cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và sự ủng hộ của chính quyền địa phương tôi mới có thành quả như ngày hôm nay”.


Ông Luyện cho biết, năm 2012 dịch bệnh xảy ra khắp nơi, giá bán lại thấp nhưng gia đình ông vẫn an tâm vì đàn lợn phát triển rất tốt, không bị nhiễm bệnh và chăn nuôi theo phương thức khép kín, tự túc con giống, chi phí thấp nên không hề bị lỗ.


Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Luyện cho hiệu quả cao là nhờ biết áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. Đây là yếu tố cơ bản để phát triển chăn nuôi bền vững trong giai đoạn dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp như hiện nay.

 



Lê Thị Kim Dung 

Theo Khuyến nông Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay53,205
  • Tháng hiện tại883,932
  • Tổng lượt truy cập92,057,661
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây