Học tập đạo đức HCM

Phụ nữ Bắc Cạn giúp nhau thoát nghèo

Chủ nhật - 28/10/2012 07:13
Bắc Cạn là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Ðến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn hơn 26%, trong đó nhiều hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ. Do đó, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội phụ nữ tỉnh Bắc Cạn.


 
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đậu tương cho Hội Phụ nữ xã Nông Thịnh,
huyện Chợ Mới (Bắc Cạn).  
 
Thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu sức lao động, thiếu vốn đầu tư, phát triển kinh tế, đông con... là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo đói kéo dài của nhiều gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Bắc Cạn.  Xác định được điều đó, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ Ngân hàng Chính sách xã hội ký ủy thác cho phụ nữ vay vốn thông qua các tổ, nhóm tín dụng, tiết kiệm và chuyển giao KHKT.  Ðến nay, đã có hơn 30 nghìn lượt hội viên được vay vốn, phát triển sản xuất với tổng dư nợ đạt hơn 505 tỷ đồng.  Trong sáu tháng đầu năm 2012, các cấp hội  giúp gần 1.700 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, đạt tỷ lệ gần 95%, thông qua các hình thức cụ thể như hướng dẫn các kiến thức về KHKT, tín chấp các nguồn vốn, cho mượn đất canh tác, hỗ trợ cây con giống, vận động hội viên giúp nhau bằng ngày công, con giống không tính lãi... Hiện tại 8/8 huyện, thị xã với 122 xã, phường đều có mô hình "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ".  

Chúng tôi đến thăm mô hình "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ" của gia đình chị Lục Thị Xuôi, ở thôn Nà Pýat, xã Văn Minh, huyện Na Rì.  Chị Xuôi lập gia đình khi tròn 20 tuổi, lúc đó vợ chồng chỉ có hai bàn tay trắng. Ðang loay hoay với bao ý nghĩ làm sao để thoát nghèo thì cán bộ Hội Phụ nữ tìm tới, tuyên truyền vận động chị  Xuôi gia nhập hội. Chị kể: Ban đầu, gia nhập hội chỉ với một suy nghĩ duy nhất là để có điều kiện vay vốn ngân hàng. Năm 2006, hai vợ chồng bàn nhau vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tổ chức Hội. Chưa bao giờ cầm trong tay số tiền lớn như vậy nên lo lắm. Ðược sự tư vấn của cán bộ Hội, vợ chồng tôi mạnh dạn mua hai con lợn nái. Dần dà, có thêm 15 con lợn thịt. Hai năm sau, thì trả hết nợ ngân hàng. Từ đó, mới quyết tâm mở rộng mô hình chăn nuôi với 10 con trâu, năm con ngựa và đào hơn hai nghìn mét ao thả cá, kết hợp trồng ngô, lúa. Chị Xuôi cho biết thêm, để có thể phát triển mô hình hiệu quả là nhờ được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do Hội Phụ nữ tổ chức tại địa phương. Cùng với sự tần tảo, tháo vát của chị, đến nay gia đình đã có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.  Chị Xuôi bảo: "Cần mạnh dạn, có ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn mới có thể thoát được cảnh đói nghèo. Nhưng nếu không có sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ, gia đình tôi không có được như ngày hôm nay". 

Không chỉ dừng lại ở việc cho vay vốn, cung cấp cho hội viên "cái cần câu", các cấp Hội còn chú trọng đến việc trang bị cách thức, kỹ năng giúp hội viên "câu cá", thông qua nhiều lớp tập huấn xây dựng mô hình điểm trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Ðã có gần  20 nghìn lượt hội viên được tham gia các lớp tập huấn cách sử dụng phân bón, gieo mạ đúng thời vụ, ủ phân vi sinh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Xây dựng hàng trăm mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao: ủ phân vi sinh, chế biến miến dong, trồng rau bồ khai an toàn, chăn nuôi gà thả vườn, hồng không hạt, chăn nuôi bò sinh sản..., tạo việc làm tại chỗ ở các huyện Chợ Ðồn, Ba Bể, Na Rì.  Năm năm qua, hơn năm nghìn chị em thoát nghèo, làm giàu chính đáng, xuất hiện ngày càng nhiều gương mặt điển hình trong thi đua sáng tạo của phụ nữ nông thôn như chị Vũ Thị Ngoàng ở xã Phong Huân, huyện Chợ Ðồn với mô hình nuôi nhím. Chị Bàn Thị Pham ở xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới với mô hình trồng chuối tây cho thu nhập mỗi năm từ 100 đến 120 triệu đồng.

Không những vậy, nhiều chị em trưởng thành từ phong trào, trở thành người đứng đầu doanh nghiệp, điển hình như tấm gương của chị Nông Thị Hạng, ở thôn Nà Pýat, xã Yên Thịnh, huyện Chợ Ðồn. Mới nghe qua cái tên  "Doanh nghiệp tư nhân Huyền Phương" với ngành nghề kinh doanh khai thác cát sỏi, khai thác và chế biến đá, xây dựng kênh mương thủy lợi, ít ai ngờ chủ doanh nghiệp là một người phụ nữ nhỏ nhắn. Sau khi rời quân ngũ trở về năm 1992, chị Hạng trở về địa phương và xin vào tổ chức Hội với quyết tâm tìm con đường làm ăn mới, mong thoát khỏi đói nghèo. Từ nguồn vốn ban đầu chỉ với 20 triệu đồng, chị mạnh dạn vay thêm 30 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác do Hội tín chấp và các nguồn vốn huy động từ họ hàng, bạn bè, mua công cụ hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh doanh. Sau ba năm, với tư duy  mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, sự sáng tạo, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng dần hằng năm. Có tiền, chị đầu tư ô-tô tải, máy xúc phục vụ khai thác chế biến, vận chuyển. Hiện nay, chị thường xuyên tạo công ăn việc làm cho hơn mười lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân hai triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chị còn giúp nhiều hội viên trong tổ cách thức làm ăn. Với những thành tích đạt được, năm năm liền chị Hạng được bình xét là phụ nữ xuất sắc đạt ba tiêu chuẩn của phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc".

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Cạn Trần Thị Lộc cho biết: "Với sự giúp đỡ và động viên kịp thời của các cấp Hội, các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ chỉ biết làm ăn nhỏ lẻ,  các chị đã biết hạch toán làm ăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện địa phương. Ðiều đáng mừng nhất là từ sự giúp đỡ ấy, nhiều gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo, vươn lên hộ khá". 

ÐẶNG THANH HÀ|
Nguồn:nhandan.com.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay21,527
  • Tháng hiện tại667,855
  • Tổng lượt truy cập88,022,925
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây