Học tập đạo đức HCM

Sự năng động của Hội Làm vườn TP. Đà Nẵng

Thứ ba - 06/11/2012 21:20
Trong hoàn cảnh đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, xen kẽ với đất thổ cư, khu công nghiệp, rồi tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nước, Hội Làm vườn TP. Đà Nẵng đã vận động hội viên chuyển từ làm vườn truyền thống sang làm vườn đô thị, xây dựng mô hình VAC đa dạng, phù hợp với từng vùng sinh thái.

Một góc vườn mai của gia đình ông Trần Ngọc Anh ở tổ 50, phường Hòa An (Cẩm Lệ-Đà Nẵng).

Thích nghi

Sau khi giải toả, chỉnh trang đô thị vào năm 2000, Đà Nẵng mất khoảng 4.000ha đất nông nghiệp; 6 quận của thành phố không còn vườn, ao, chuồng để làm kinh tế theo mô hình VAC truyền thống. Phải chuyển đổi mô hình là một chuyện, nhưng việc sản xuất hàng hoá để đạt giá trị thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên không dễ chút nào.

Trước hoàn cảnh đó, HLV TP. Đà Nẵng xác định, muốn phát triển được phải thích nghi, năng động, tìm ra hướng đi mới phù hợp với xu thế phát triển của thành phố. Trong phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2007 - 2011, Hội đã đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế VAC theo hướng nông nghiệp đô thị trên cơ sở ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo, huấn luyện hội viên nâng cao tay nghề làm VAC, tiếp cận thị trường tiêu thụ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển VAC bền vững…

Trên cơ sở đó, hội viên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng- vật nuôi, áp dụng những mô hình VAC đa dạng và hiệu quả. Theo đó, nhiều loại cây - con có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như hoa ly, tuylip, cây cảnh, thủy đặc sản, nấm, cá cảnh, gây nuôi động vật hoang dã... Các cơ sở Hội đã tổ chức được 560 buổi sinh hoạt về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng nông thôn mới… với hơn 4.000 lượt hội viên, nông dân tham dự.

Sự năng động của Hội còn thể hiện ở chỗ, nhiều hội viên đã tận dụng đất của các dự án chưa sử dụng, thuê đất để trồng hoa, rau màu, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập từ VAC không những không giảm mà còn tăng lên, giúp đời sống của bà con ổn định và gắn bó với nghề làm vườn.

Theo báo cáo của HLV thành phố, từ năm 2007 đến nay, diện tích trồng hoa - cây cảnh tại đây tăng lên 45%, đạt 101,7ha; cá cảnh tăng 30%, đạt 6 triệu con/năm; gây nuôi động vật hoang dã cũng có bước phát triển vượt bậc, từ 5 hộ nuôi lên 25 hộ, trong đó đàn nhím tăng 3,5 lần, từ 36 con lên 127 con, nuôi heo rừng lai tăng trên 50%, đạt 1.370 con.

Đặc biệt là ý thức sản xuất sạch của hội viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt thị hiếu của người tiêu dùng, cụ thể là diện tích trồng rau an toàn đã tăng từ 1.575ha (năm 2007) lên 1.900ha (năm 2011); giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích cũng tăng nhanh, bình quân năm 2011 đạt 250 triệu đồng/ha/năm (năm 2007 đạt 170 triệu đồng). Ngoài ra, mấy năm gần đây, hội viên còn phát triển được hơn 15 loài cá thể bò sát, trong đó có nhiều loại mới như kỳ đà, kỳ nhông, tắc kè...

Trong phong trào chuyển đổi từ làm vườn truyền thống sang làm vườn đô thị xuất hiện không ít hộ ở nội thành đã sáng tạo ra nhiều "vườn trong phố, phố xen vườn", vừa đẹp về thẩm mỹ, vừa đảm bảo thu nhập. Ví dụ như anh Võ Văn Bộ ở phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn) nuôi ba ba, cá nước ngọt và heo, thu nhập 580 triệu đồng/năm; anh Trần Xuân Vũ ở phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) nuôi nhím và heo thịt, thu nhập 180 triệu đồng/năm; anh Trần Viên ở phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) nuôi ba ba, cá trê, cá rô đầu vuông thu 260 triệu đồng/năm...

Đặc biệt, ở quận Cẩm Lệ, nhiều hộ trồng rau và hoa thu nhập lên tới 200 - 400 triệu đồng/ha/năm, trồng mai + bon-sai thu 350 - 400 triệu đồng/năm. Hiện, HLV quận Cẩm Lệ đang thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Nâng cao vị thế

HLV TP. Đà Nẵng hiện có gần 3.000 hội viên, phân bố trên 35 cơ sở Hội xã, phường và hơn 40 câu lạc bộ chuyên ngành ở 7 quận, huyện Hội. Đặc biệt, 7 quận, huyện Hội đều được UBND thành phố bố trí mỗi đơn vị 1 cán bộ chuyên trách, hưởng định suất lương 1,8 triệu đồng/tháng. Điều đó chứng tỏ, HLV TP.Đà Nẵng là tổ chức có vai trò, vị thế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

HLV thành phố đã phát hành cho hội viên 500 cuốn Điều lệ mới; đổi, cấp phát thẻ cho trên 1.000 hội viên. Riêng việc đổi, phát thẻ đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của hội viên trong các hoạt động của Hội. Đơn cử như ở HLV quận Sơn Trà, trong đại hội nhiệm kỳ, các đại biểu đã giơ cao thẻ hội viên để biểu quyết… Ngoài ra, thành Hội còn in và phát hành miễn phí 1.500 tờ tin nội bộ, sổ tay công tác Hội để thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giới thiệu các mô hình mới, gương làm kinh tế giỏi…

Đặc biệt, từ nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm cho hoạt động Hội của UBND thành phố và nguồn kinh phí hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi của Sở Nông nghiệp và PTNT, 5 năm qua, HLV TP. Đà Nẵng đã hỗ trợ 10.000 củ giống hoa ly, 400 củ giống hoa tuylip, 50.000 cây giống hoa cúc, 600kg hạt giống rau cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hội viên nghèo; tập huấn và hỗ trợ 2.000 cây bưởi giống da xanh cho HLV xã Hòa Ninh và phường Hòa Hiệp Bắc làm thí điểm mô hình trồng theo quy trình VietGAP.

Vai trò của HLV còn thể hiện rõ hơn trong việc mọi người cùng truyền nghề cho nhau. Các cấp Hội đã vận động những gương làm ăn giỏi truyền nghề cho bà con với cách thức đơn giản, thường là "người thực việc thực" từ chính mảnh vườn nhà mình như các anh Trần Viên, Trần Xuân Vũ (quận Liên Chiểu), Võ Văn Bộ, Võ Văn Hưng (quận Ngũ Hành Sơn)… Quy mô của những "lớp học" này tuy nhỏ nhưng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tay nghề cho nông dân, từ đó nâng cao thu nhập.

Thiên Hương

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại772,097
  • Tổng lượt truy cập88,127,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây