Học tập đạo đức HCM

Thu bạc tỷ từ hồ cạn

Thứ năm - 04/10/2012 20:35
Sinh ra, lớn lên ở vùng núi nghèo, nhưng chị Nguyễn Thị Lựu, thôn Phúc Ngọc, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) vẫn bám đất, bám làng nghĩ cách làm giàu. Giờ đây, chị đã có bạc tỷ trong tay.

Năm 1984, chị lập gia đình, cuộc sống hai vợ chồng trẻ chỉ trông vào vài sào đất trồng lúa, ngô nên luôn thiếu trước hụt sau. Năm 1989, xã có chủ trương cho đấu thầu 4,5ha hồ cạn với mức 6 tạ cỏ và 1 tạ thóc/năm, nhưng chẳng ai nhận. Chị Lựu bàn với chồng thầu khu hồ ấy thả cá, trồng lúa. Nghe vợ đưa ra ý tưởng “khùng khùng”, chồng chị phản đối kịch liệt. Nhưng rồi cuối cùng anh cũng đồng ý và xúm tay thực hiện ý tưởng của vợ.

Chị Lựu thu hoạch cỏ làm thức ăn chăn nuôi.

Vợ chồng chị ngày ngày đào đất, vét bùn cho hồ rộng và sâu hơn rồi dẫn nước về. Vét hết vốn liếng trong nhà, vay mượn hàng xóm được 500.000 đồng chị mua cá giống. Diện tích ven hồ, vợ chồng chị cải tạo để trồng lúa nước. Gần cả năm chăm sóc hồ cá, những tưởng sẽ thu được mẻ cá lớn, nào ngờ năm ấy trời mưa to, hồ bị ngập trong biển nước. Bao nhiêu cá trong hồ theo nước lũ đi sạch. Tay trắng, nợ chồng nợ, nhưng tiếc công, tiếc của, chị quyết định bán nốt con nghé của nhà lấy tiền mua cá giống, thức ăn cho cá...

Thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng chị trồng lúa để đảm bảo lương thực cho gia đình và thức ăn cho vịt, bán thóc lấy tiền đầu tư thức ăn cho cá. Cùng với nuôi cá, chị còn nuôi hơn 200 con vịt đẻ, 4 con trâu, bò để lấy sức kéo, xung quanh hồ trồng vải thiều.

Công sức của vợ chồng chị đã được đền đáp xứng đáng. Giờ đây anh chị có một hồ cá rộng nhất huyện với diện tích hơn 3ha, mỗi năm thu 3-4 tấn cá các loại với doanh thu cả trăm triệu đồng; hơn 1ha trồng lúa nước, mỗi năm cho 4- 5 tấn lúa; hơn 200 gốc vải thiều, mỗi vụ cũng có chục triệu đồng; hơn 50 thùng ong lấy mật, trong nhà chị lúc nào cũng có trên 1 tạ mật ong để bán.

Có vốn, vợ chồng chị nuôi 20 con bò và trâu mộng, 8 con lợn nái, hàng chục con lợn thịt, vài trăm con gà. Chị cho biết, thu nhập từ vườn - ao - chuồng, mỗi năm, trừ hết chi phí vẫn còn hơn 200 triệu đồng...

Tiên phong áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giống mới; tận tình giúp đỡ mọi người, chị được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập291
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại913,266
  • Tổng lượt truy cập92,086,995
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây