Học tập đạo đức HCM

Thừa Thiên - Huế: Hiệu quả nuôi tôm bằng chế phẩm chiết xuất từ lá trầu

Thứ tư - 21/05/2014 03:43
Hợp chất Bokashi - trầu do Khoa Thủy sản, Đại học Nông lâm Huế nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sản xuất đại trà, thay thế nhiều loại kháng sinh trong các ao nuôi hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tính đến 9/5, tỉnh Thừa Thiên - Huế có gần 50 ha tôm nuôi bị chết, với khoảng 8 triệu con tôm giống thả nuôi 40 - 50 ngày tuổi. Tôm chết chủ yếu do các bệnh về môi trường và đốm trắng xuất phát từ việc thời tiết nắng nóng gay gắt và mưa dông làm cho môi trường nước thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tôm nuôi trên đầm phá. Các địa phương trong tỉnh đã dùng chế phẩm sinh học chiết xuất từ lá trầu, gọi là Bokashi - trầu, để vừa phòng trị bệnh cho tôm nuôi, vừa an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

Nhiều hộ nuôi tôm, doanh nghiệp sử dụng Bokashi cho hiệu quả cao, an toàn môi trường - Ảnh: Huy Hùng

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Linh, Khoa Thủy sản - Đại học Nông lâm Huế, chế phẩm sinh học Bokashi - trầu có khả năng ức chế và tiêu diệt 2 loài vi khuẩn Vibrio Parahaemoliticus và Aeromonas hyd-rophyla (gây bệnh phổ biến trên thủy sản nước ngọt và nước lợ). Đối với 1 ha diện tích nuôi, với quy mô bán thâm canh (mật độ 10 - 15 con/m2), chỉ cần 15 - 20 lít Bokashi - trầu có thể phòng và trị bệnh tốt cho cả vụ nuôi. Bokashi - trầu ở dạng dung dịch dễ sử dụng, giá khoảng 100.000 đồng/lít, bằng 1/2 giá thành các sản phẩm có cùng tác dụng trên thị trường hiện nay. Đây là chế phẩm có thể thay thế nhiều chất kháng sinh khác để phòng ngừa, cũng như điều trị bệnh cho các loài tôm nuôi hiện nay, vừa thân thiện với môi trường.

Hiện nay các đơn vị trong tỉnh sử dụng chế phẩm sinh học Bokashi - trầu trong nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty CP Trường Sơn đã sử dụng chế phẩm sinh học này trên diện tích hàng trăm ha ao nuôi tôm an toàn. Một số hộ nuôi tôm ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền cũng cho biết, từ khi sử dụng Bokashi - trầu để phòng và trị bệnh cho tôm, sau mỗi vụ nuôi nguồn nước vẫn đảm bảo, không cần phải dùng hóa chất để khử trùng, sản lượng tôm thu hoạch đều tăng. 

>> Tại xã Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), chế phẩm đã điều trị sạch bệnh cho hơn 50 ha tôm sú bị bệnh phân trắng; tôm hùm bị bệnh sữa của nhiều hộ ở Vịnh Thông Phong, tỉnh Khánh Hòa cũng đã được chữa khỏi. Nhờ vậy, sản lượng thu hoạch cao hơn nhiều so với sử dụng các chất kháng sinh.

Kim Phượng
nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập888
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại758,024
  • Tổng lượt truy cập93,135,688
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây