Học tập đạo đức HCM

Trà Ôn: Đào tạo nghề theo đặc thù địa phương

Thứ năm - 06/12/2012 21:32
Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn (LĐNT) gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, ngành chức năng huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) dự kiến dạy nghề cho 20.788 LĐNT trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Đông đảo nông dân đi học nghề

Từ nay đến năm 2020, Trà Ôn tổ chức dạy nghề nông nghiệp cho 6.627 người, dạy nghề cho LĐNT làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp và lĩnh vực khác 14.160 người. Huyện cũng xây dựng mục tiêu hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 2.000 LĐNT, phấn đấu nâng tỷ lệ LĐ qua đào tạo đến năm 2015 lên 35 - 40% và đạt 55-60% vào năm 2020.

Theo đề án, Trà Ôn sẽ đào tạo nghề cho 2.800 LĐNT theo các mô hình thí điểm được chọn là chuyên canh lúa, hoa màu, cây có múi...; với 3 nhóm LĐ tham gia là nhóm làm nông nghiệp ở vùng chuyên canh, nhóm trong các làng nghề truyền thống và nhóm chuyển nghề sang công nghiệp - dịch vụ.

Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức khai giảng 26 lớp dạy nghề cho LĐNT với 758 học viên, đạt 100% kế hoạch. Ngoài ra, các xã Vĩnh Xuân, Trà Côn, Nhơn Bình còn liên kết với Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm (Liên đoàn Lao động tỉnh), các trường chuyên nghiệp mở 15 lớp dạy nghề cho 470 học viên. Trong đó, riêng xã Trà Côn mở được 7 lớp với hơn 200 học viên.

Theo ghi nhận tại nhiều địa bàn, các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp của Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm thu hút khá đông học viên tham gia, do có nội dung gắn với nhu cầu thiết thực trong đời sống của bà con như kỹ thuật chăm sóc cam, vỗ béo bò, trồng nấm rơm... Riêng tháng 11 đã tổ chức 5 lớp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho người dân, trong đó xã Thuận Thới mở 2 lớp.

Qua triển khai các lớp học thấy, nhu cầu kiến thức của phần lớn LĐNT thường “bám” theo những mảnh vườn, thửa ruộng và đây cũng chính là cơ sở để Trà Ôn triển khai đào tạo nghề nông thôn gắn với thực tế, song song với đào tạo nghề phi nông nghiệp cho LĐNT.

Gắn với thực tế

Theo Trung tâm Dạy nghề và Giải quyết việc làm huyện Trà Ôn, do đặc thù địa phương không có nhiều làng nghề, công ty, DN nên đào tạo nghề cho LĐNT cũng theo đặc thù thực tế của địa phương, đó là nghiêng về nông nghiệp.

Chị Phạm Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Mỹ cho biết: “Hội đã phối hợp mở 4 lớp dạy đan với 140 học viên theo học. Dạy nghề như thế vừa giúp chị em có thêm thu nhập lúc nông nhàn, vừa giúp công tác Hội “xôm tụ” và mạnh hơn”.

Còn theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ Trần Đức Thanh, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn thời gian qua được thực hiện khá đều. Nổi bật hơn cả là kỹ thuật về nuôi, phòng chống bệnh và vỗ béo bò. “Đa số người dân trong xã xem chăn nuôi bò như nghề tay trái, cứ 10 hộ thì có 6-7 hộ nuôi bò. Tuy là nghề tay trái, nhưng việc nuôi bò mang lại thu nhập không nhỏ cho bà con, góp phần giúp nông dân tận dụng tốt thời gian nông nhàn và phế, phụ phẩm nông nghiệp”.
 

Phấn đấu 90% học viên có việc làm sau học nghề

Đó là chỉ tiêu đào tạo nghề cho LĐNT mà TP. Vĩnh Long (Vĩnh Long) phấn đấu đạt được trong giai đoạn 2011- 2015.

Theo kế hoạch, hàng năm thành phố đào tạo cho 3.500 LĐ, trong đó có 2.500 LĐNT được học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp; đặt hàng dạy nghề cho khoảng 200 LĐ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, LĐNT bị thu hồi đất khó khăn về kinh tế.

Riêng Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm TP. Vĩnh Long đào tạo khoảng 600 LĐNT.


An Dĩ Hiên

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm323
  • Hôm nay28,736
  • Tháng hiện tại1,180,066
  • Tổng lượt truy cập88,535,136
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây