Học tập đạo đức HCM

Trại cá trên phá Tam Giang mỗi năm thu nửa tỷ đồng

Thứ tư - 16/01/2013 01:39
Với 4ha cá nước lợ, ông Phạm Văn Thanh (thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) có thu nhập mỗi năm nửa tỷ đồng.

Năm 2002, ông Thanh làm hồ sơ xin thuê 4ha đất ven phá Tam Giang để mở trại nuôi thủy sản nước lợ. Có đất, ông bỏ tiền xây thành ngăn hồ, nạo vét lòng hồ, xây cống để dẫn và thoát nước trực tiếp từ phá Tam Giang.

Ông Phạm Văn Thanh kiểm tra hồ nuôi cá đối mục.

Thời gian đầu, ông chỉ nuôi tôm, cua thương phẩm và cá dìa. Nuôi một thời gian, thấy thu nhập không ổn định, ông tập trung đầu tư nuôi cá dìa, cá kình. Theo ông Thanh: "Cá dìa rất khó nuôi do sức cạnh tranh bầy đàn kém và khả năng thích ứng chậm. Thế nên tôi chủ động nuôi với mật độ thấp, nhờ đó cá sinh trưởng rất tốt". Nhờ vậy, sau mỗi vụ nuôi (từ 10-12 tháng), mỗi hồ cá dìa đem lại cho ông xấp xỉ 100 triệu đồng lãi ròng.

Cũng năm 2012, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa triển khai mô hình nuôi cá đối mục và chọn trang trại của ông Thanh làm thí điểm. Nhận thấy những tiềm năng của loại cá này, ông Thanh quyết định làm thử và đạt hiệu quả vượt trội.

So với các loài cá nước lợ khác, cá đối mục có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 6 tháng là có thể xuất bán). Bên cạnh đó, thức ăn của cá đối mục rất đa dạng, vừa là thức ăn công nghiệp, vừa là rong tảo thiên nhiên. Hơn thế nữa, cá đối mục có sức cạnh tranh bầy đàn tốt nên có thể nuôi với mật độ cao. Do giá thành cao (khoảng 160-200 nghìn đồng/kg) nên chỉ sau 6 tháng triển khai, hồ cá đối mục với 5.000 con giống thả ban đầu đã đem lại cho ông Thanh xấp xỉ 150 triệu đồng lợi nhuận.

Với hiệu quả bước đầu khả quan, ông Thanh tập trung đầu tư nuôi cá đối mục. Không những vậy, ông còn thử nghiệm nuôi xen ghép cá đối mục với tôm sú và cua thương phẩm để tăng hiệu quả và tận dụng nguồn thức ăn của mỗi loài. Những năm gần đây, ông Thanh luôn có thu nhập 500 triệu đồng/năm. Năm nào gia đình ông cũng được Hội ND huyện Phú Vang tặng bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi.

Ông Thanh rất sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ về kỹ thuật cho các hộ muốn làm theo mô hình của mình. Ai có nhu cầu giúp đỡ, xin liên hệ với ông Thanh qua số điện thoại 01234459663.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại225,936
  • Tổng lượt truy cập85,132,972
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây