Học tập đạo đức HCM

Trồng hẹ ít vốn lãi nhiều

Thứ hai - 14/05/2012 23:19
Hẹ là một loại rau ăn lá phổ biến, được nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau ăn lá khác.

Cây hẹ được trồng quanh năm. Giống trồng phổ biến là giống địa phương và trồng bằng thân chứ không trồng bằng hạt.
Hẹ dễ trồng, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp lại cho thu nhập cao.

Đất trồng hẹ phải là đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt hoặc thịt pha cát, có hệ thống tưới tiêu tốt. Sau khi trồng được 10 - 12 tháng, phá bỏ gốc, thay đổi đất bằng cách lấy đất tầng sâu đưa lên tầng trên.

Làm đất sau khi cày xới, lượm sạch cỏ, xử lý vôi 50 – 60kg/1.000m2, đất được phơi khô 15 - 20 ngày để cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh. Lên liếp cao 20 – 30cm, ngang 80 – 100cm, chiều dài tùy thửa đất, đào rãnh sâu 20 – 30cm để hạn chế úng và thoát nước tốt trong mùa mưa.

Khoảng cách trồng: Hẹ được tách ra từng tép, trồng mỗi bụi từ 3 - 4 tép với khoảng cách 15 x 15cm. Trước khi trồng phủ lên một lớp rơm mỏng, tưới nước đủ ẩm.

Lượng phân bón cho 1.000m2: Phân chuồng 2 - 3 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh 20 – 30kg, phân Urê 25kg, DAP 10kg, KCl 5kg, Super lân 20kg.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh + 20kg Super lân + 5kg Urê + 5kg KCl.

Bón thúc lần 1 (7 - 10 ngày sau khi trồng) 10kg Urê + 5kg DAP. Bón thúc lần 2 (15 - 20 ngày sau khi trồng) 10kg Urê + 5kg DAP.

Tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.

Công việc chăm sóc chính là bón phân, vun gốc, nhổ tỉa và trồng giặm. Hẹ thường ít bị các loại sâu bệnh như những cây trồng khác. Vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên hẹ cũng đơn giản. Trước mỗi lần tưới phân chỉ cần bón một ít tro bếp quanh gốc hẹ, sau đó hòa phân tưới chỗ gần gốc, dùng cào nhỏ xới giữa hai hàng hẹ, vun nhẹ vào gốc làm cho đất tơi xốp, hẹ phát triển nhanh.

Ngoài ra, trồng hẹ còn có thể áp dụng phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp để hạn chế côn trùng và bệnh gây hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn.

Thu hoạch đợt 1 sau khi trồng 55 - 60 ngày, đợt 2 khoảng 30 - 35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1 và đợt 3, 4, 5, 6 cách nhau 30 - 35 ngày/đợt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm287
  • Hôm nay39,523
  • Tháng hiện tại814,801
  • Tổng lượt truy cập91,988,530
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây