Học tập đạo đức HCM

Trồng rau cho thu nhập 500 triệu đồng/ha

Thứ sáu - 01/06/2012 23:54
Ông Dương Kim Hợi- Bí thư Đảng uỷ xã Tượng Sơn nói với chúng tôi, mô hình trồng rau ở thôn Trung Lập đã cho thu nhập 500 triệu đồng/ha/năm. Thoạt nghe tôi có phần nghi ngờ về con số thu nhập cao như vậy. Đối với đất trồng lúa hai vụ, năng suất 2,5 tạ/sào (tức là 5 tấn/ha) với giá thóc 4.200 đồng/kg thì mức thu nhập chỉ đạt 42 triệu đồng/ha/năm. Vậy mà đối với vùng đất cao cạn, lâu nay không sản xuất được lúa lại cho mức thu nhập gấp hơn 10 lần trồng lúa, hơn nữa rau lại trồng vào vụ hè thu, đây quả là một kỳ tích
Mô hình rau quả tổng hợp tại thôn Bắc Giang xã Tương Sơn

Mô hình rau quả tổng hợp tại thôn Bắc Giang xã Tương Sơn

 Bà Nguyễn Thị Trinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho chúng tôi biết, tháng 10/2010, được Sở NN&PTNT cùng với Dự án IMPP hỗ trợ tập huấn phổ biến kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc rau vụ đông, hỗ trợ xây dựng bờ rào (bằng cọc bê tông và dây kẽm gai), máy bơm nước, UBND xã hỗ trợ tiền giống, Hội Nông dân phối hợp với Ngân hàng cho bà con vay vốn sản xuất, thôn Trung Lập đã tổ chức sản xuất rau vụ đông, có 21 hộ tham gia với diện tích 2,25 ha (đây là diện tích cao cạn, không sản xuất được lúa). Theo các hộ sản xuất rau nơi đây cho biết, một năm sản xuất được ba vụ rau, gồm: dưa chuột, bí xanh, mướp ngọt, ngoài ra còn trồng xen các loại rau cải. Qua mấy vụ vừa rồi cho thấy, mỗi hộ sản xuất 10-15 thước rau/vụ, nếu nhân lên, mức thu nhập thấp nhất sẽ đạt 150 triệu đồng/ha/vụ, cao nhất là 250 triệu. Ông Hoàng Trọng Thế làm 12 thước (400 m2), vụ hè thu năm 2011 trồng dưa chuột, bí xanh đạt thu nhập 18 triệu/vụ (tính ra đạt đạt 450 triệu/ha/vụ); hộ gia đình ông Nguyễn Phi Long làm 10 thước, thu 12 triệu; gia đình ông Trần Danh Cửu sản xuất một sào, thu hơn 15 triệu đồng...
         
Thấy sản xuất rau mang lại thu nhập cao, vụ đông xuân 2011-2012 lãnh đạo xã đang chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tiếp tục xây dựng các mô hình trồng rau tại các thôn: Bắc Bình (2,3 ha, 29 hộ, Hội Cựu chiến binh phụ trách), Trung Tiến (2,5 ha, 30 hộ, Đoàn thanh niên phụ trách), Bắc Giang (2 ha, 25 hộ, Hội Phụ nữ phụ trách), còn mô hình thôn Trung Lập vẫn do Hội Nông dân phụ trách.
         
Ông Nguyễn Văn Thìn - Chủ tịch UBND xã cho biết, đây là hướng đi mới, nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần thực hiện tiêu chí thu nhập của người dân trong tiêu chí nông thôn mới mà xã phấn đấu về đích năm 2015.  

 Minh Hiền
Nguồn Hội nông dân tỉnh

 Tags: thu nhập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay42,571
  • Tháng hiện tại996,383
  • Tổng lượt truy cập92,170,112
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây